Chữa bệnh viêm dạ dày bằng cây lô hội hiệu quả

Chữa bệnh viêm dạ dày bằng cây lô hội hiệu quả

Không chỉ cải thiện chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, bạn còn có thể hỗ trợ điều trị táo bón, tiêu hóa kém, bế kinh, mụn… bằng lá lô hội.

Trong dân gian còn gọi lô hội là cây nha đam hoặc du thông. Cả cây lô hội được dùng làm thuốc. Lô hội có tính mát, vị đắng, đi vào 3 kinh can, tỳ, vị, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, thông đại tiện, mát huyết. Cần lưu ý lô hội có tác dụng tẩy mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai, người có tỳ vị hư nhược, đại tiện phân lỏng.
Viêm loét tá tràng: 20 gr lô hội, 20 gr dạ cẩm, 12 gr nghệ vàng (tán bột mịn), 6 gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Thêm mai mực tán bột 10 gr uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chua nhiều. Điều trị 15 – 20 ngày là một liệu trình.

Viêm đại tràng mạn tính: Lấy 5 lá tươi lô hội bóc vỏ ngoài, xay nhỏ cùng 500 ml mật ong. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 30 ml.
Táo bón: Ngày ăn một lá lô hội tươi hoặc 20 gr lô hội xay với 500 ml nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Tiêu hóa kém: 20 gr lô hội, 12 gr bạch truật, 4 gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
Tiểu đục như nước vo gạo: 20 gr lô hội tươi, giã nát uống trước bữa ăn, ngày hai lần. Hoặc dùng  20 gr hoa lô hội nấu với thịt lợn ăn.

Tiểu đường: 20 gr lá lô hội sắc hoặc uống sống ngày một thang.
Ho khạc ra máu: 20 gr lá lô hội bỏ vỏ ngoài rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang.
Bế kinh, đau bụng kinh: 20 gr lô hội, 12 gr nghệ đen, 20 gr rễ củ gai, 12 gr tô mộc, 4 gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2 – 3 lần trong ngày.
Quai bị: Lấy lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời lấy 20 gr lá lô hội sắc uống ngày một thang. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Mụn trứng cá: Lá lô hội tươi rửa sạch, bóc vỏ lấy phần nhựa tươi, xoa lên vùng bị trứng cá ngày một lần, dùng nhiều ngày sẽ có kết quả.

Chữa viêm loét xung huyết dạ dày bằng nghệ

Chữa viêm loét xung huyết dạ dày bằng nghệ
Nhiều người bệnh đau dạ dày thường sử dụng nghệ đen trộn mật ong để uống và nghĩ rằng nghệ đen cũng giống nghệ vàng. Thật ra chúng có những tác dụng khác nhau.

Nghệ vàng, Curcuma longa, họ gừng, từ lâu được người dân dùng làm thuốc lợi mật, chữa viêm gan, vàng da, sỏi mật, viêm túi mật, đau dạ dày, huyết ứ sau khi sinh và làm hạ cholesterol máu. Nghệ vàng còn được dùng để chữa chảy máu cam, nôn ra máu…
Nghệ đen, còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, đông y gọi là nga truật, tên khoa học là Curcuma zedoaria. Về hình dạng cây rất giống nghệ vàng, nhưng chỉ khác là lá nghệ đen có màu tím đậm ở gân chính, còn lá nghệ vàng thì xanh. Để làm thuốc, người ta đào lấy củ rồi cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng thì tẩm giấm sao vàng. Củ có chứa nhiều tinh dầu.

Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ.

Nghệ đen thường được dùng để chữa:
- Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da, dùng dạng tinh dầu nguyên chất bôi tại chỗ mỗi ngày một lần.
- Đau bụng kinh, bế kinh, kinh không đều.
- Ăn không tiêu, đầy bụng, nôn mửa nước chua.
- Chữa các vết thâm tím trên da.

Theo công năng dược tính như trên thì nghệ đen không thể thay thế nghệ vàng được, tùy từng trường hợp có thể dùng riêng hay phối hợp hai loại với nhau để tăng tác dụng.

Tuy nhiên do tác dụng hoạt huyết phá ứ rất mạnh nên nghệ đen không được dùng cho phụ nữ có thai và những người hay bị rong kinh.

Viêm loét dạ dày với những dinh dưỡng cần thiết

Bị viêm loét dạ dày nên dùng sữa, trứng vì đây là nguồn đạm có khả năng trung hòa acid. Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp hạn chế tăng tiết dịch dạ dày và trung hòa bớt acid của dạ dày, giảm tác động có hại đến niêm mạc dạ dày:


Viêm loét dạ dày với những dinh dưỡng cần thiết

- Nên chia nhỏ bữa ăn (4 – 6 bữa ăn nhỏ trong ngày) vì ăn số lượng ít sẽ làm giảm sự căng dạ dày nên giảm tiết acid dạ dày.

- Nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.

- Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột năng, cơm, bánh quy…

- Nên dùng sữa, trứng vì đây là nguồn đạm có khả năng trung hòa acid; chất béo trong sữa, trứng có tác dụng ức chế tiết dịch dạ dày đồng thời làm tăng thời gian lưu thức ăn trong dạ dày.

- Thức ăn nên nấu mềm, hầm nhừ hoặc nếu cần thì cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, cần ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, thức ăn cùng với acid sẽ nhanh chóng được đưa xuống ruột non.

- Chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ) được khuyên sử dụng vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

- Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái… trong thời gian đau cấp tính. Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, dền…

- Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn…

- Tránh dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

- Không ăn quá nhiều canh cùng bữa cơm vì làm căng dạ dày gây tiết acid.

- Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay để tăng lượng máu đến dạ dày và để không làm nặng hơn tổn thương viêm loét đã có.

- Một số thức ăn chiên có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày.

- Hạn chế các loại rau sinh hơi như súp lơ xanh, bắp cải, củ hành, cải hoa, dưa leo, tiêu xanh, bắp, củ cải, dưa cải…

- Hạn chế và bỏ dần trà, cà phê đậm, rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas…

Ngoài ra, cần tránh lo âu, căng thẳng tâm lý. Nên ăn uống trong không khí thư giãn, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận các loại thực phẩm khác nhau, do đó hãy “lắng nghe dạ dày của mình”, rút ra những kinh nghiệm thực tế để có thể chọn lựa thực phẩm phù hợp nhất với chính mình.

Ợ hơi làm cách nào để giảm

Chứng ợ hơi không phải là một rắc rối quá nghiêm trọng của sức khỏe nhưng nó lại khiến bạn cảm thấy khó chịu, không thoải mái.

Ợ hơi xảy ra khi trong bao tử tích tụ quá nhiều không khí. Để giảm bớt áp lực trong khoang bụng, cơ thể buộc phải tìm cách giải phóng bớt lượng hơi dư thừa này bằng cách đẩy chúng ra ngoài theo đường miệng. Khi quá trình đẩy hơi diễn ra, bạn sẽ nghe một âm thanh đặc biệt phát ra từ miệng mà chúng ta vẫn thường gọi là tiếng “ợ”.


Hãy thử áp dụng một số biện pháp sau để phòng ngừa việc bạn liên tục phát ra những âm thanh “không được lịch sự cho lắm” này:
- Tránh những loại đồ uống có gas. Khi bật nắp những loại đồ uống có gas, chúng sẽ phát ra tiếng xì hơi và lượng gas bên trong chai trào ngược ra ngoài. Một tình huống tương tự cũng sẽ xảy ra trong bao tử nếu bạn uống quá nhiều những thứ có gas, buộc bạn phải ợ hơi thật to để thải khí ra ngoài. Ngoài ra, cũng cần hạn chế dùng những loại rượu, bia có bọt vì chúng cũng chứa nhiều khí cacbonat.
- Một số loại thực phẩm cũng làm bụng bị đầy hơi mà bạn cần hạn chế là: bánh kem, bánh bông lan nướng và món trứng tráng mịn.
- Không uống nước nóng. Ngồi nhấm nháp từng hớp cà phê nóng là một ý tưởng thú vị nhưng việc này cũng khiến bạn phải “nuốt không khí” theo từng hớp nước. Kết quả là bụng được nạp thêm một lượng khí không nhỏ.
- Hạn chế việc dùng ống hút. Đây cũng là một trường hợp khiến chúng ta phải nuốt thêm nhiều không khí hơn khi uống nước.
- Từ bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá có nghĩa là bạn hít khói thuốc kèm không khí cùng lúc.
- Ăn chậm. Việc nhai ngấu nghiến thức ăn chỉ khiến không khí có thêm cơ hội lọt nhanh theo từng miếng thức ăn bạn nuốt vào bụng.
- Khép miệng khi nhai. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế việc đưa thêm không khí vào bụng trong quá trình nhai thức ăn. Tương tự, cần ghi nhớ nguyên tắc: “không được vừa nhai vừa nói”, không chỉ vì gây đầy hơi mà đó còn là một hành vi không lịch sự.
- Tránh mặc quần áo quá chật. Quần áo quá chật khiến vòng 2 của bạn phải chịu nhiều sức ép hơn, nguy cơ bị ợ hơi để giảm bớt áp lực, giúp phần bụng thoải mái hơn là điều có thể xảy ra.
Một số phương pháp tự nhiên giúp chữa chứng ợ hơi
- Gừng là một giải pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Có rất nhiều cách để chữa trị ợ hơi từ gừng: dùng thuốc làm từ bột gừng trước bữa ăn, có thể ăn một ít gừng tươi hoặc làm trà gừng để uống. Chỉ cần mài, giã nát một muỗng canh củ gừng, cho vào nước sôi, để trong 5 phút rồi lọc lại, để nguội là dùng được.
- Hạt thì là và cần tây đều có khả năng chữa trị chứng ợ hơi. Những loại hạt gia vị này được bán khá phổ biến ở chợ, siêu thị… Để ngăn ngừa nguy cơ bị đầy hơi, bạn chỉ nhai một ít những loại hạt này sau bữa ăn. Đây là những thành phần chính của các loại thuốc trị đầy hơi giúp thải bớt hơi gas ra khỏi đường ruột.
- Trà hoa cúc là một phương thuốc dân gian chữa bệnh đau bao tử đồng thời cũng giúp giảm bớt chứng ợ hơi.

Đau dạ dày nên tránh những thực phẩm ảnh hưởng tới dạ dày


Hành tây sống, các chế phẩm từ đậu là hai trong số những thực phẩm nên tránh khi bị mắc bệnh liên quan đến dạ dày.

1. Hành tây sống

Hành tây và tỏi có chứa rất nhiều hợp chất thực vật. Trong đó, rất nhiều hợp chất có lợi cho việc bảo vệ tim mạch, tuy nhiên cũng có một số loại sẽ gây đau bụng. Bởi vậy khi sử dụng hành tây và tỏi tốt nhất nên làm chín. Như vậy cơ thể vừa có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng vừa giảm được tác dụng phụ.

2. Súp lơ xanh bắp cải sống
Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy cách tốt nhất nên làm chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.

3. Các chế phẩm từ đậu

Các sản phẩm được làm từ đậu phụ có chứa các chất dinh dưỡng phong phú song nó cũng có thể gây đau dạ dày. Bởi chỉ có enzyme trong bụng mới có thể phân giải được được loại thực phẩm này. Tuy nhiên nếu chúng ta không thường xuyên ăn đậu thì bụng sẽ không có đủ enzyme để tiêu hóa và kết quả là chúng ta rất dễ bị trướng bụng.

4. Chocolate

Đối với những ai bị mắc bệnh đau dạ dày tốt nhất không nên ăn chocolate bởi nó sẽ gây trào ngược axit trong dạ dày./.

Chữa đau viêm dạ dày bằng quả mướp đắng


Theo Đông y, cây mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ gan, dưỡng huyết, trị các chứng kiết lị, u nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt, trúng nắng.
Đau dạ dày: Lấy hoa mướp đắng đã phơi khô tán nhỏ, hòa với nước sôi để nguội uống.
Hâm hấp sốt, mệt mỏi, khát nước: Lấy lá mướp non, lá khởi tử (hay lá hoa thiên lý) nấu canh ăn.
Sốt từng cơn, làm mệt hay phát sốt (lao nhiệt): Lấy lá mướp đắng, lá câu kỷ lượng bằng nhau, giã nát hòa với nước lọc, gạn bỏ bã chia uống.
Lên nhọt sưng tấy, vết thương nhiễm độc đau nhức: Lấy 12 gr lá mướp đắng khô, tán bột hòa với nước hoặc rượu để uống và lấy lá mướp đắng tươi rửa sạch, giã nát đắp bên ngoài rất tốt.
Tiểu đường, nóng trong người: Lá mướp đắng khô hoặc tươi dùng nấu kỹ lấy nước uống thay trà.
Đi lỵ không dứt ở trẻ em: Lấy dây mướp đắng giã nát, vắt lấy nước cốt hòa theo tỷ lệ một phần nước dây mướp đắng, nửa phần mật cho trẻ uống.
Làm hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Lấy 15 gr quả mướp đắng đã được phơi khô, thái lát hãm thành trà uống.
Nóng trong người, rôm sảy: Quả mướp đắng hoặc dây mướp đắng nấu nước tắm cho trẻ.
Ho sốt, phù thũng do gan nhiệt, đái buốt, đái rắt: Lấy quả mướp đắng còn xanh, lọc bỏ hạt nấu 1 - 2 quả ăn thường xuyên, sẽ có kết quả tốt.
Chốc đầu ở trẻ em: Quả và hạt mướp đắng giã nát, gội đầu cho trẻ bằng lá cây đào ăn quả, rồi bôi thuốc chế bằng quả và hạt mướp đắng lên vùng chốc đầu.
                                                                                                                                                      Nguồn: camnanggiadinh.com.vn