Viêm dạ dày tá tràng nên kiêng gì

1.Triệu chứng đau dạ dày
Viêm dạ dày tá tràng nên kiêng gì
Khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã có thể nghĩ đến đau dạ dày và nên đến bác sĩ để xác định:
Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.
Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.
Nôn hoặc buồn nôn.
Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.
Sụt cân, mệt mỏi.
2.Nguyên nhân bệnh đau dạ dày:

Thức ăn sau khi ăn, được nhai nát ở miệng, đưa xuống dạ dày. Dạ dày tiết ra nhiều axit và men tiêu hoá để phân huỷ thức ăn. Dạ dày cũng tiết ra chất nhầy, có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các axit và men. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 quá trình này nên dạ dày không bị tổn hại. Nếu vì nguyên nhân nào làm mất cân bằng sẽ dẫn đến việc đau dạ dày.
Nhiễm Helicobacter Pylori do Loét dạ dày: Trong số những người bị loét dạ dày, có đến 80% là do vi khuẩn Helicobacter Pylori và có khoảng 25% người đã bịnhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưa bị loét dạ dày. Cho đến khi có những yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, uống cafe nhiều thì vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tăng độc tính và gây viêm loét dạ dày.
Thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) – có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày.
Sử dụng cocain: Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.
Stress: Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.
Rối loạn tự miễn: khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo), dạ dày sản sinh acid ít hơn.
Bệnh Crohn: Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa – hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêuchảy toàn nước.
Xạ trị liệu và hóa trị liệu: Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét và viêm dạ dày.
3.Ăn uống không khoa học dễ mắc bệnh

Đau dạ dày là khái niệm chung để chỉ các bệnh viêm, loét dạ dày cấp và mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân ăn uống không khoa học, ăn quá mặn hay nhiều dầu mỡ, hoặc dùng nhiều đồ cay nóng gây rối loạn tiêuhóa rồi dẫn đến viêm loét dạ dày.

Dạ dày và ruột khi tiếp nhận thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều dễ dẫn đến bị viêm, nhất là khi ăn những món quá cay hoặc quá mặn, bụng sẽ có cảm giác rất khó chịu. Nếu biết chọn ăn các loại rau xanh điều trị bệnh viêm dạ dày, ruột thì có thể giúp khắc phục. Cà tím, rau hẹ, củ cải trắng… là những loại rau củ có thể lựa chọn.



Đau dạ dày do nguyên nhân sức ép tâm lý tinh thần là chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống công nghiệp hiện đại. Nếu đau dạ dày mà chỉ dựa vào thuốc để chữa thì đó không phải là cách chữa bệnh lâu dài. Nếu biết sử dụng các món ăn hằng ngày có tác dụng chữa bệnh để cải thiện tình hình bệnh tật thì đó mới chính là biện pháp chạy chữa tận gốc lành mạnh và hiệu quả.

Có rất nhiều loại rau có tác dụng chữa đau dạ dày, trong đó những loại rau có màu vàng hầu hết đều chứa nhiều carotein và vitamin mang tính kháng a-xít.

4.Thực phẩm hạn chế khi bị viêm loét đại tràng

. Thịt mỡ


Khi nói đến các triệu chứng viêm loét đại tràng, thịt quá nhiều mỡ có thể là “tin xấu”. Hãy chọn những miếng nhiều nạc, khi ăn cố gắng nhai kỹ. Thịt ở dạng nghiền, chẳng hạn như thịt viên, nước xốt thịt… nói chung dễ dung nạp hơn một miếng cắt thô, như bít tết chẳng hạn.
Cà phê và trà

Cà phê có thể khiến bạn đi tiểu nhiều ngay cả khi bạn không bị bệnh đường ruột gây viêm như viêm loét đại tràng, và có thể khiến việc kiểm soát triệu chứng trở nên đặc biệt khó khăn đối với người bị bệnh này. Tác động cũng như vậy đối với trà và các thức uống có caffeine khác, cũng như những sản phẩm chứa guarana, một chất kích thích thường được tìm thấy trong các loại nước uống tăng lực.
Thực phẩm nhiều chất béo

Đồ gia vị và nước xốt nhiều chất béo đôi khi có thể kích hoạt những triệu chứng viêm loét đại tràng. Một số người thậm chí gặp rắc rối với bơ đậu phộng, vốn cũng chứa nhiều chất béo lành mạnh.


Chocolate

Đường và caffeine, 2 thành phần nổi trội nhất của chocolate, có thể góp phần gây co thắt bụng và làm tăng số lần đi tiêu ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt trong lúc bệnh đang bùng phát.
Rượu bia

Nhiều loại rượu khác nhau tác động tới cơ thể bạn theo nhiều cách khác nhau, nhưng nói chung, chúng có thể kích thích ruột và gây tiêu chảy. Có những bệnh nhân thường bị đầy hơi và chướng bụng nếu uống bia hoặc nước giải khát có ga.
Hạt

Có thể gây khó chịu trong tiêu hóa cũng như trong cử động ruột nếu không được nghiền hoặc phân hủy thích hợp. Nhưng trừ phi bạn bị dị ứng, bạn không nên từ bỏ hoàn toàn những loại hạt có lợi cho sức khỏe.

Bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm sữa. Nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose, ăn các sản phẩm sữa có thể gây ra những triệu chứng như bệnh viêm đường ruột. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa những ai mắc bệnh về ruột đều phải kiêng sữa. Theo các chuyên gia, tình trạng không dung nạp lactose có liên quan đến một enzyme cụ thể. “Cách duy nhất để biết là thử uống một ly sữa hay dùng một ít sản phẩm từ sữa và để ý xem bạn có cảm thấy tệ hơn sau đó hay không”, Giáo sư chuyên ngành dạ dày – ruột Sunanda Kane thuộc Bệnh viện Mayo (Mỹ) tư vấn.
5.Các món chữa bệnh đau dạ dày

- Sinh tố sâm cao ly: Sâm cao ly (lấy thân lá) vừa đủ dùng rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành nước sinh tố. Trước khi uống đem đun ấm, ngày dùng 2 lần, có tác dụng giúp giảm đau, lành sẹo vết loét dạ dày, ruột.

- Nộm cà, tỏi: Cà tím 1 quả, tỏi, xì dầu, giấm vừa đủ. Cà rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ, chần qua nước sôi. Tỏi đập dập băm nhỏ, cho vào bát cà, tra xì dầu, giấm trộn đều. Cà có giá trị chữa bệnh rất cao, có thể làm cho dạ dày và ruột bớt nhiệt, chữa viêm dạ dày, ruột có hiệu quả.

- Canh rau hẹ: Rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ, chần qua nước sôi, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó lấy ra hòa cùng nước sôi uống.

- Canh ngô, đậu que: Ngô 50g, đậu que trắng 50g, đu đủ 20g. Rửa sạch các nguyên liệu trên cho vào nồi, đổ nước ninh kỹ lấy nước uống, ngày uống 3 lần với người bị viêm dạ dày cấp tính và mạn tính.

- Sinh tố khoai tây: Khoai tây 2 củ gọt vỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ cải thiện có hiệu quả viêm loét dạ dày, ruột, loét hành tá tràng.

- Nước sinh tố cải thìa: Cải thìa một nắm nhỏ, đường trắng vừa đủ dùng. Rau cải thìa rửa sạch, cắt đoạn. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, tra đường thành nước sinh tố để dùng chữa viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.

- Rượu nho, rau mùi: Rau mùi một nắm to, rượu nho 2 chai. Rau mùi rửa sạch. Cho rau mùi vào bình rượu ngâm, nút kín, 6 ngày sau có thể đem ra uống được, ngày dùng 3 lần, một lần một chén nhỏ, dùng liền trong 3 tháng. Chữa đau dạ dày hoặc yếu dạ.

- Bột táo, khoai tây: Táo 100g, khoai tây 100g. Táo và khoai tây đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn. Ngày ăn một lần vào lúc 2 – 3 giờ chiều. Ăn liên tục trong vài tháng có thể khống chế viêm dạ dày và các loại viêm loét đường ruột.

Viêm dạ dày có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến là do phản ứng của dạ dày với thức ăn bị ô nhiễm, với thuốc men, hóa chất… gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày. Người bệnh thường có biểu hiện bỏng rát như nóng ruột, đau quặn thắt giống như khi quá đói, buồn nôn, thậm chí nôn ra máu… Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một số thực phẩm sau đây sẽ có tác dụng làm giảm bớt hoặc phòng ngừa được bệnh.



rau cải chữa dạ dày



Bắp cải: Là loại thực phẩm giàu vitamin, có tác dụng làm mát ruột nên sẽ giảm được cảm giác nóng, rát ở dạ dày.

Cam thảo: Làm giảm lượng axít có trong cơ thể, giúp các tế bào ở thành dạ dày tăng thêm sức đề kháng chống lại vi trùng xâm nhập. Nhai hoặc uống cam thảo hằng ngày thì rất tốt.

Trà xanh: Rất có tác dụng trong việc chống vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan tiêu hóa và chống cả quá trình ôxy hóa.

Chuối: Mặc dù không làm giảm lượng axít trong cơ thể nhưng lại có tác dụng như một hàng rào vững chắc ngăn không cho axít thâm nhập vào dạ dày, khống chế tình trạng ăn mòn, gây viêm tấy các bộ phận tiêu hóa. Nếu ăn chuối hằng ngày có thể ngăn ngừa được 75% nguy cơ bị viêm loét.

Đậu đỏ và đậu trắng: Được coi là loại thuốc thiên nhiên tốt nhất trong việc chống axít trong cơ thể. Nên luộc đậu khi ăn.

Dạ dày lợn – hạt sen: hạt sen bỏ tâm 40 hạt, dạ dày lợn 1 cái, gia vị và dầu thực vật vừa đủ. Dạ dày làm sạch rồi chohạt sen vào khâu kín, đem hầm nhừ, sau đó thái chỉ, chế thêm gia vị, trộn lẫn hạt sen rồi ăn.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng làm sao để phòng tránh

Viêm loét dạ dày hành tá tràng làm sao để phòng tránh
Đây là căn bệnh tiêu hóa rất phổ biến ở nước ta. Ngoài việc gây ra những khó chịu cho người bệnh thì tình trạng loét dạ dày - tá tràng còn là tiền đề nguy hiểm dẫn đến ung thư. Ở Việt Nam, ước tính 7 - 10% dân số bị loét dạ dày - tá tràng. Tỷ lệ nam và nữ trong loét dạ dày - tá tràng là 1/1, còn đối với loét hành tá tràng là 2/1.
Các triệu chứng thường gặp nhất
Người bệnh cảm thấy đau tức vùng thượng vị, đặc biệt là liên quan đến tình trạng đói. Triệu chứng đau thường liên quan tới bữa ăn từ 30 phút tới 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng. Có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào thì dịu đi. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải. Đau có tính chu kỳ: đau khoảng 2- 8 tuần, kể cả không điều trị gì thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt tái phát. Có những bệnh nhân xuất hiện ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị.

Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, hoặc nội soi kiểm tra phát hiện ra bệnh.
Các biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa biểu hiện bằng nôn ra máu, đại tiện phân đen; Hẹp môn vị: nôn nhiều làm bệnh nhân không thể ăn được, ăn vào gây nôn và đau bụng; Thủng dạ dày hoặc tá tràng: đột ngột người bệnh thấy đau bụng dữ dội, bụng căng cứng; Ung thư dạ dày: loét hành tá tràng thì không gây ung thư nhưng loét dạ dày có thể gây ung thư.
Các biện pháp chẩn đoán
Trước kia, người ta chụp Xquang để chẩn đoán loét dạ dày - tá tràng, nhưng phương pháp này tỏ ra kém chính xác và không xác định được bản chất ổ loét là lành tính hay ác tính. Ngày nay, nội soi dạ dày - tá tràng bằng ống mềm cho phép thầy thuốc quan sát trực tiếp được tổn thương, đồng thời sinh thiết giúp chẩn đoán người bệnh có bị nhiễm Helicobacter Pylori (HP) hay không. Trong trường hợp nghi ngờ ổ loét dạ dày ác tính cho phép sinh thiết để chẩn đoán trên vi thể giúp tìm được tế bào ác tính. Nội soi còn giúp theo dõi quá trình liền sẹo và khỏi của ổ loét.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh
Mất cân bằng giữa các yếu tố chống loét: Dạ dày và hành tá tràng thường bị viêm và loét là do 2 đoạn này của ống tiêu hóa thường xuyên tiếp xúc với dịch dạ dày, dịch này có chất toan (ClH) rất cao. Dung dịch toan đó bình thường được phủ kín trong lòng dạ dày nhờ có hàng rào niêm mạc bảo vệ ngăn chặn sự thẩm thấu của H+ vào niêm mạc, hàng niêm mạc này tiết chất nhày và bicarbonat và tái sinh tế bào.
Khi dịch vị toan đó đi xuống sau hành tá tràng, độ toan của nó được trung hòa bởi các dịch tụy tạng, dịch mật và dịch ruột non cho nên đoạn ruột non sau hành tá tràng ít khi bị loét. Khi có sự mất cân bằng giữa chất toan với các yếu tố bảo vệ nói trên ClH sẽ tấn công niêm mạc gây viêm rồi phá hủy niêm mạc gây trợt và loét.
Nhiều yếu tố làm mất cân bằng giữa các yếu tố gây loét và yếu tố chống loét, trong đó quan trọng nhất và thông thường nhất là vi khuẩn HP sống trong lớp nhày của dạ dày. Ở dạ dày, men urê của HP đã phân hủy urê của dịch vị thành NH3 và CO2 làm pH của dịch dạ dày tăng lên.
Sự gia tăng pH dịch vị không những tạo an toàn cho sự khu trú của HP trên niêm mạc dạ dày gây viêm rồi gây loét bởi các độc tố của nó mà còn kích thích dạ dày tăng tiết một loại chất có tác dụng làm tăng tiết chất toan trong dạ dày. Nhưng không phải bất cứ ai bị nhiễm HP cũng đều bị loét, bởi còn phụ thuộc vào loại HP (còn gọi là týp), chỉ có loạt HP týp 1 mới có nhiều độc tố gây loét.
Ngoài ra còn các yếu tố di truyền trong gia đình và nhiều yếu tố khác phối hợp, các yếu tố này ở người chưa bị nhiễm HP cũng đã có thể gây viêm rồi gây loét như: rượu, thuốc lá, cà phê, aspirin và các chất kháng viêm không steroid... Các trạng thái bị choáng nặng (chấn thương sọ não, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi, bỏng nặng, choáng nhiễm khuẩn...) cũng có thể dẫn đến loét dạ dày - hành tá tràng. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến một số bệnh có thể gây thêm loét dạ dày, hành tá tràng như u tụy tạng, bệnh xơ gan.
Các biện pháp điều trị
Chống yếu tố gây loét: Làm mất tác dụng của chất toan bằng các thuốc chống toan. Diệt HP (nếu có) bằng các thuốc kháng sinh. Thường phải phối hợp ít nhất 2 loại kháng sinh và sử dụng cùng với các thuốc kháng tiết toan, vừa để chống ClH vừa để tăng cường hiệu lực diệt HP của kháng sinh.
Cần loại bỏ các yếu tố gây viêm loét như đã nói ở trên. Nếu vì một bệnh khác mà phải dùng aspirin và thuốc kháng viêm không steriod, thầy thuốc sẽ phải cân nhắc cẩn thận.
Có thể điều trị khỏi bằng thuốc: Các thuốc điều trị như thuốc trung hòa axit trong dạ dày, thuốc giảm tiết axit, thuốc kháng thụ thể H2 ở màng tế bào, thuốc ức chế bơm proton, các thuốc kháng sinh có tác dụng diệt HP..., các thuốc này phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 
Người bệnh có triệu chứng của loét dạ dày - tá tràng cần đến chuyên khoa tiêu hóa để xác định chính xác và điều trị, tránh tự dùng thuốc điều trị vì phần lớn những bệnh nhân có triệu chứng giống loét dạ dày - tá tràng nhưng thực tế trên nội soi hoàn toàn không có loét. Bệnh nhân bị ung thư dạ dày nhưng có triệu chứng giống loét dạ dày - tá tràng. Dùng thuốc không đúng dẫn tới kháng thuốc tràn lan của HP. Điều trị không có hệ thống dẫn tới bệnh tái phát và xảy ra các biến chứng.


Bệnh dạ dày giải pháp cho việc bị ợ chua

Ợ chua hay ợ nóng là căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa. Việc lựa chọn các loại thực phẩm thích hợp để có một chế độ ăn hợp lý là yếu tố rất quan trọng để phòng ngừa bệnh này.


Ợ chua không chỉ gặp ở người lớn mà ngay cả những đứa trẻ, sớm có thói quen ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ như thực phẩm chiên xào, bơ, pho mát, dầu ăn... và uống sữa nguyên chất trong khi ăn cũng không tránh khỏi những chứng bệnh này.

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng chính của ợ chua thường gặp là cảm giác đau rát ở phần trên của bụng, ngay dưới xương ức, rồi lan lên họng. Các triệu chứng kèm theo bao gồm buồn nôn, nhai và nuốt bị trở ngại khi ăn, khó ngủ vào ban đêm, thở khò khè mệt nhọc và đôi khi nghẹt thở khi nằm nghiêng.

Chứng ợ chua có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng phổ biến nhất là do quá trình tiêu hóa thức ăn dư thừa axit. Cùng lúc với động tác nhào nặn, co bóp để xay nhuyễn thức ăn của dạ dày, axit trong dạ dày có thể men theo thành bao tử trào ngược lên thực quản do vận động giữa dạ dày và thực quản bị yếu đi, gây tình trạng ợ chua và kéo theo cảm giác nóng rát ở vùng dưới xương ức.

Cảm giác đau nhói vùng ngực thường khiến bệnh nhân lầm tưởng với những cơn đau tim. Vì thế việc cần làm trước tiên là nên thăm khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng để xác định rõ bệnh tình, tránh tình trạng "tiền vẫn mất" mà "tật vẫn mang" do chữa không đúng bệnh.

Bình thường, ợ chua không nguy hiểm. Tuy nhiên không ít trường hợp viêm họng mãn tính, viêm xoang là do hậu quả của chứng ợ chua không được chữa trị đến nơi đến chốn. Dịch bao tử dư thừa có thể tràn vào cuống phổi, nhất là khi người bệnh nằm, và đưa tới khó thở, viêm phế quản và phổi. Ợ chua có thể giới hạn các hoạt động hàng ngày của người bệnh và đưa tới một số biến chứng trầm trọng của dạ dày như viêm loét, xuất huyết, co thắt đôi khi gây ung thư thực quản.



Chất chua trong dạ dày là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc dạ dày và dẫn đến hậu quả viêm hang vị, bệnh lý rất thường gặp hiện nay. Kích ứng do chất chua còn có thể là đòn bảy đưa đến hậu quả viêm tấy, xuất huyết hay thậm chí ung bướu ác tính dọc trên thực quản đến tận vùng cổ họng. Chính vì thế, bệnh nhân nên tích cực phòng ngừa và chữa trị bệnh để giảm thiểu những biến chứng do bệnh gây ra. Điều trị ợ chua không dễ, nhưng chúng ta có thể loại bỏ bằng cách chọn lựa những thực phẩm phù hợp và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình.

Cần thay đổi thói quen ăn uống

Trước hết, khi bị chứng này, bạn nên tăng lượng chất đạm, chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Chất đạm có tác dụng trung hòa nước chua trong dạ dày và giúp nước chua khó trào ngược lên trên thực quản. Trái với suy nghĩ của nhiều người, chế độ ăn đầy đủ thịt cá vẫn tốt cho người bị ợ chua hơn một chế độ "chay trường" và các thức ăn từ nếp, gạo tức là món ăn rất tốt cho người có đường tiêu hóa nhạy cảm, có tác dụng giúp cơ thể bớt táo bón - là một trong các lý do khiến dạ dày co thắt với nhịp bất lợi cho cơ thể...

Uống nhiều nước trong và sau bữa ăn cũng cần chú ý để tối ưu hóa tác dụng nhuận trường của chất xơ. Rau cải không chỉ tốt nhờ nhiều chất xơ có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, là món ăn nên có mặt thường xuyên trong thời gian điều trị chứng ợ chua.

Các loại dấm chuối hay táo tuy là dạng thức uống chua nhưng là thứ thuốc chống co thắt đường tiêu hóa rất hữu hiệu. Tuy nhiên các nước trái cây quá chua lại có thể gây phản xạ co thắt thực quản và vô tình tiếp tay cho chứng ợ chua. Bạn nên pha loãng các thức uống trên với nước theo tỉ lệ hợp lý để có một thức uống bổ dưỡng và không làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe hiện thời.

Bạn cần hạn chế một số thực phẩm gia tăng sự sản xuất axit trong bao tử và làm bao tử co thắt nhiều hơn như thức ăn có nhiều chất béo chứa gia vị như nước sốt, bơ, dầu ô-liu... Bạn cũng nên kiêng cả cà phê, rượu, trà, nước ngọt có ga, các chất kích thích khác và các loại rau thơm như húng tây, ngò... Chúng có khả năng làm nắp đậy bao tử yếu đi và axit sẽ có dịp trào ngược dễ dàng hơn, các loại tinh dầu thực vật, gia vị như hành tỏi... cũng có tác dụng tương tự khi gây giãn nở vùng hang vị giúp nước chua dễ dàng trào ngược.

Vì thế thói quen ngậm kẹo the, bạc hà không nên duy trì ở người mắc chứng ợ chua cũng như các loại cháo và súp loãng sẽ làm bạn dễ bị trào ngược thức ăn hơn, tốt nhất bạn nên kết hợp ăn kèm thức ăn dạng lỏng với dạng khô. Một vài loại hoa quả, trái cây như chuối, cam quýt, hồng, tỏi, cà chua, khoai lang... giàu đường và axit hữu cơ nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra trạng thái khó tiêu, rối loạn chức năng của dạ dày và ruột do dư thừa axit. Bệnh nhân nên lưu ý tránh không sử dụng các loại trái cây đó.

Bên cạnh việc lựa chọn thức ăn, thói quen ăn uống cũng có tác động rất lớn đến bệnh tình của bạn. Ăn quá nhanh nghĩa là bạn phải nuốt những miếng to và chúng sẽ nằm nguyên trong bụng khiến dạ dày khó tiêu hóa. Đừng ăn quá no, ăn thật chậm, nhai thật kỹ để dạ dày cũng chậm rãi làm việc.

Nếu tiện, bạn nên chia các bữa chính ra thành các bữa nhỏ trong ngày và chỉ ăn nhẹ ở mỗi bữa để tránh tình trạng quá no. Khi ăn theo nhịp đưa thức ăn vào miệng mà bạn sẽ nuốt vào nhiều không khí sẽ mang theo axit, gây cảm giác chua đắng. Vì vậy ăn từ từ, nhai kỹ giúp bạn tránh nguy cơ ợ nhiều. Tránh vừa ăn vừa uống sẽ khiến bạn dễ đầy bụng và thức ăn sẽ bị dồn lên. Khi uống, không nên sử dụng ống hút. Ăn xong cần đứng lên, đi dạo cho thức ăn mau tiêu, đừng nên nằm hay ngồi chồm ra phía trước ngay sau bữa ăn.

Khi ngủ, bạn nên kê gối cao hơn người, nằm nghiêng sang phía trái để đẩy thức ăn trong dạ dày ra xa chỗ tiếp giáp thực quản và bao tử. Tuy nhiên khi đau, bạn không nên nằm nghỉ, thức ăn sẽ dễ trào lên miệng. Tư thế nằm nghiêng qua trái tốt cho bao tử hơn nằm sấp hoặc nghiêng bên phải.

Vận động cơ thể đều đặn giúp bạn tránh béo phì nên áp lực trong ổ bụng sẽ giảm phần nào. Mặc quần quá chật, bao tử bị ép làm áp suất bị đẩy lên cao, thức ăn đồng thời cũng bị đẩy ngược lên. Phụ nữ mang thai cũng khó tránh được chứng ợ chua do trọng lượng cơ thể gây tăng sức ép lên bụng, tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm sau khi sinh vì vậy không nên tự uống các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định.

Khi chứng ợ chua xuất hiện nhiều lần trong tuần và kéo dài hơn 3 tuần lễ, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, có thể đó là triệu chứng đầu của bệnh loét dạ dày. Bạn sẽ được chỉ định áp dụng các phương thức phát hiện bệnh, bên cạnh các dấu hiệu thông thường tùy theo tình trạng bệnh như nội soi, chụp Xquang thực quản và dạ dày, đo độ làm việc của cơ vòng với máy đo đặc biệt và bạn cũng có thể được kiểm tra mức độ chất chua dội ngược lên thực quản trong một quãng thời gian xác định.