Viêm loét dạ dày tá tràng nên dùng thuốc nào để điều trị

Hỏi: Công việc của tôi thường xuyên gặp gỡ khách hàng nên cũng không tránh khỏi uống rượu, bia. Tôi thường hay đau vùng thượng vị, sau lan khắp bụng, bụng cứng. Xin hỏi bác sỹ có phải đó là dấu hiệu của bệnh xuất huyết dạ dày? Nếu bị xuất huyết dạ dày tôi phải chữa trị như thế nào? (Trần Thu Trang, Móng Cái)
Viêm loét dạ dày tá tràng nên dùng thuốc nào để điều trị


Trả lời

Xuất huyết dạ dày – hành tá tràng chiếm khoảng 50% số trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa trên và là một trong các biến chứng của viêm loét dạ dày – hành tá tràng. Biểu hiện của bệnh tùy thuộc vào mức độ chảy máu nhưng thường gặp là có đau vùng thượng vị hoặc đã có tiền sử viêm lét dạ dày- hành tá tràng, đột nhiên xuất hiện nôn ra máu, đại tiện phân đen, toàn thân có biểu hiện thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp có thể tụt.
Mức độ nặng có thể có dấu hiệu bệnh nhân choáng, ngất hoặc bị ngã thậm chí sốc mất máu. Viêm loét dạ dày - hành tá tràng là bệnh cấp hoặc mãn tính tại niêm mạc dạ dày – tá tràng thường do một hoặc một số nguyên nhân gây ra.
Bạn nên đi khám bệnh để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, dự phòng biến chứng có thể sảy ra.
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
hình ảnh dạ dày bình thường hình ảnh viêm niêm mạc dạ dày qua nội soi
   Hình ảnh dạ dày bình thường                  Hình ảnh viêm niêm mạc dạ dày qua nội soi
Bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng thì rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng kết lại trong một số nguyên nhân chính như sau:
Do chế độ ăn, uống
+ Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng
+ Ăn nhiều chất béo
+ Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài
+ Uống nhiều rượu, nghiện thuốc lá
+ Ăn vội vàng, nhai không kỹ
+ Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.
Do thuốc & các hóa chất: thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…
Do nhiễm trùng: đặc biệt trong thời đại ngày nay tình hình nhiễm Helicobacter Pylori (HP) rất được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa quan tâm, đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.
Do nguyên nhân thần kinh: viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.
Do nguyên nhân nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan…
2. Chuẩn đoán
Chẩn đoán xác định
- Đau bụng vùng thượng vị có tính chu kỳ.
- Nội soi ống mềm đường tiêu hóa trên được coi là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất, có nhiều ưu điểm hơn so với  chụp X- quang dạ dày – hành tá tràng. Hiện nay Bệnh viện đa khoa tỉnh đã áp dụng phương pháp nội soi không đau để giảm sự khó chịu cho bệnh nhân.
Chẩn đoán biến chứng
Tùy từng trường hợp cụ thể và các dấu hiệu kèm theo, thầy thuốc sẽ chỉ định thăm khám và các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán các biến chứng có thể gặp như xuất huyết dạ dày – hành tá tràng; thủng dạ dày – hành tá tràng; hẹp môn vị; rò vào các tạng xung quanh...
3. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
- Mục tiêu của điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.
- Nguyên tắc điều trị là không dùng phối hợp các thuốc cùng cơ chế. Điều trị nội khoa là chủ yếu. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc có biến chứng có chỉ định phẫu thuật.
- Thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần/đợt điều trị, có thể kéo dài tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.
- Nên kiểm tra nội soi lại sau mỗi đợt điều trị để có đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
- Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng với mục đích điều trị như sau
Giảm yếu tố gây loét.
- Dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin như nhóm ức chế thụ thể Histamin H2   như Cimetidin/Ranitidin/Famotidin/Nizatadin. Nhóm ức chế bơm proton như Omeprazl/ Lansoprazol/ Pantoprazol/ Rabeprazol/ Esomeprazol.
- Dùng thuốc trung hoà acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày – tá tràng là các thuốc có chứa nhôm, calci hoặc magnesi hydroxit.
Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc. 
- Sucrafat: băng bó ổ loét, ngăn ngừa sự khuyếch tán ngược của ion H+.
- Bismuth: Vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dày dày, vừa diệt H.pylori.
- Misoprostol có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng bài tiết dịch nhầy. 
Diệt trừ Helicobacter pylori.
- Dùng các kháng sinh diệt H.pylori như Amoxicillin/ Metronidazol/ tinidazol/ Clarithromycin/ Bismuth...
Chế độ ăn
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, đối với các bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng, chế độ ăn là một phần của các yêu cầu điều trị và một chế độ ăn đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị. Bệnh nhân cần tránh ăn các thức ăn dễ gây kích thích niêm mạc như rượu, các chất gia vị nóng như ớt, hạt tiêu, các chất có nhiều chất chua, chát… Không hút thuốc lá, thuốc lào.
Chế độ làm việc và yếu tố thần kinh, tâm lý
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng cần chú ý chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.
Cần lưu ý khám lại sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả điều trị để tư vấn cho bạn một cách hiệu quả nhất. 

Bệnh đau dạ dày thường gặp ở dân công sở

Dân công sở bận rộn với công việc, không chú ý đến "chăm sóc" dạ dày. Mỗi ngày thường lặp đi lặp lại những thói quen xấu ấy khiến họ tự gây tổn thương dạ dày cho chính bản thân mình.
 
1. Ăn bù
 
Vì bận rộn, dân công sở thường ăn sáng vội vàng hoặc thậm chí bỏ qua, sau đó ăn bù vào bữa ăn trưa hoặc tối. Chế độ ăn uống không điều độ, đặc biệt là ăn nhiều vào bữa tối trước khi đi ngủ nếu kéo dài sẽ phá hủy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. 
 
Việc ăn tối quá nhiều hay ăn ngay trước khi đi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn đến béo phì mà còn khiến đường tiêu hóa vào tình trạng hoạt động quá tải. Các tiết dịch quá mức của dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc, lâu dài sẽ dẫn đến xói mòn, loét  dạ dày và các bệnh khác.
 
Bệnh đau dạ dày thường gặp ở dân công sở
 
2. Ăn không vệ sinh
 
Điều ngạc nhiên là dân công sở lại thuộc nhóm ăn uống thiếu vệ sinh nhất. Nguyên nhân chủ yếu do họ thường xuyên phải lựa chọn cơm hộp.
 
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn gây bệnh tăng trưởng một cách nhanh chóng, thực phẩm dễ bị giảm dinh dưỡng và bị hư hỏng. Nếu bạn ăn thức ăn không vệ sinh hoặc thức ăn để lâu sẽ dễ gây ra viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy hơi và các triệu chứng nôn mửa.
 
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một yếu tố gây bệnh quan trọng dẫn đến sự xuất hiện cũng như phát triển của bệnh dạ dày mãn tính. Vi khuẩn này chủ yếu bắt nguồn từ ăn uống không vệ sinh và nhiễm trùng ở một vài bộ phận đường tiêu hóa. HP ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng gây ra viêm niêm mạc và các vấn đề dạ dày khác. Đặc biệt là khi gia đình có tiền sử loét dạ dày, viêm dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
 
3. Ăn lạnh
 
Dạ dày là một cơ quan rất nhạy cảm với khí hậu và nhiệt độ. Khi bị kích thích bởi không khí lạnh, dạ dày dễ bị những cơn co thắt, gây đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
 
Hầu hết mọi người thường chú ý ăn đồ nóng, ấm vào mùa thu và mùa đông mà không biết rằng vào mùa hè, ăn nhiều đồ ăn tính hàn, trái cây ướp lạnh hoặc đồ ăn để ở môi trường điều hòa lâu cũng khiến cho dạ dày tiếp xúc với lạnh, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
 
4. Lao động mệt mỏi
 
Tình trạng quá tải về thể chất cũng như tâm thần lâu dài đều dẫn đến sự mệt mỏi, làm suy yếu hệ miễn dịch và vai trò phòng thủ của niêm mạc dạ dày. Điều này dễ dàng dẫn đến nguồn cung cấp máu cho dạ dày không đủ, gây rối loạn chức năng bài tiết, giảm nước nhầy trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn hại.
 
 
5. Thần kinh căng thẳng
 
Dân công sở vận động trí óc thường xuyên nên dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, trầm cảm… Trong khi đó, sự xuất hiện và phát triển của nhiều vấn đề dạ dày liên quan chặt chẽ với những cảm xúc và trạng thái tâm thần. Khi một người khó chịu, căng thẳng hay giận dữ, những cảm xúc xấu sẽ ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày, tiêu hóa và các chức năng khác. Do đó, trầm cảm kéo dài, lo lắng, hoặc chấn thương cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày.
 
6. Nghiện thuốc lá
 
Sức ép công việc đôi khi khiến cho nhiều người kết thân với thuốc lá nhằm làm giảm căng thẳng. Thuốc lá không chỉ gây tổn hại cho hệ thống hô hấp của cơ thể mà còn gây thiệt hại khá nặng nề cho dạ dày. Hút thuốc nhiều khiến xu hướng viêm dạ dày ngày càng gia tăng. Điều này là do chất nicotine trong thuốc lá làm thiệt hại niêm mạc dạ dày.
 
Cụ thể như sau: nó thúc đẩy co mạch, giảm cung cấp máu cho niêm mạc dạ dày, ức chế tổng hợp prostaglandin (một chất đóng vai trò sửa chữa bảo vệ niêm mạc dạ dày), có thể gây ra sự rò rỉ mật vào dạ dày khiến cho các thành phần trên niêm mạc dạ dày bị tổn thương mạnh mẽ, đồng thời có thể thúc đẩy tiết ra axit dạ dày và pepsin, trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Bác sĩ dạ dày

Bệnh trào ngược thực quản dạ dày với những dấu hiệu cơ bản

Em năm nay 34 tuổi, khoảng giữa tháng 5 em bị nổi một cục hạch nhỏ ở bên cổ đau và khó chịu, sợ quá em đi Bệnh viện Ung bướu khám và siêu âm, kết quả chỉ là hạch viêm, sau đó tự khỏi. Sau đó em bị cảm sốt 1 trận (1 ngày sốt) hết sốt em mấy ngày sau em thấy đau và nặng trĩu, lúc ở bên 2 thái dương, lúc cả đầu, lúc thì chỉ trên đỉnh đầu. Tai cũng bị đau khó chịu và nặng trĩu giống như bị bít lỗ tai. Em đi Bệnh viện tai, mũi họng( Trần Q. Thảo) khám. BS khám và kết luận em bị: viêm mũi, viêm tai, viêm họng, viêm xoang (không chụp xoang), sau đó cho uống thuốc 1 tuần và tái khám.
Uống hết thuốc em không thấy bớt mà đau đầu và tai mà cổ lại thấy đau đau khó chịu. Em lại đi BV tai mũi họng tái khám, BS hỏi sơ qua và nhìn đơn thuốc cũ cũng kết luận như trên và cho tiếp 1 tuần thuốc. Em về uống được 3 ngày cũng thấy bớt mà cả vùng cổ đau khó chịu cản giác như phềnh ra.
Em sợ nên lại đi BV Ung bứu khám và nội soi họng, BS kết luận chỉ là viêm họng. Em về uống tiếp thuốc tai mũi họng, hết thuốc không thấy đỡ em lại thấy đau trong họng và có gì nhỏ nhỏ vướng ở cổ khó chịu, suốt ngày em bị ợ hơi khó chịu, bụng có vẻ đầy hơi.
Lần này em đi BS chuyên về tai mũi họng, em đưa kết quả đơn thuốc nhưng lần trước và kể bệnh cho BS. BS soi tai va soi họng và kết luận em bị: trào ngược thực quản và cho thuốc (Nexium 40g va Orange LINE) uống 10 ngày tái khám, em uống được 3 ngày rồi không thấy bớt gì cả vẫn khó chịu và mệt mỏi. Em xin hỏi BS có đúng em bị trào ngược thực quản hay không, BS cho thuốc như vậy có đúng không, sao em uống không thấy đỡ? BS vui lòng cho em biết giờ em đi khám ở BV nào và làm những gì để có kết quả chính xác nhất. Mong nhận được sự tư vấn sớm nhất của BS. Cám ơn BS rất nhiều.
Trần Thị Nhẫn
Ảnh minh họa.
Chào bạn!
Trường hợp của bạn, đã đi khám nội soi tai mũi họng ở bệnh viện tai mũi họng, khám nội soi họng tại Bệnh viện Ung bướu… kết quả bình thường chứng tỏ bạn không bị những bệnh lý nguy hiểm như ung thư, u vùng mũi họng.
Với bệnh trào ngược thực quản như các bác sĩ đã kết luận cho bạn, không thể trả lời có đúng hay không chỉ qua vài câu hỏi và miêu tả triệu chứng được.
Triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản như sau :
Cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, hay xảy ra sau bữa ăn hoặc lúc cúi mình về phía trước, hoặc lúc nằm ngửa; đau nóng rát khu trú ở bụng trên... Ban đêm bị đau, khó chịu, nếu ngồi dậy hoặc nâng cao đầu thì đỡ. Giảm triệu chứng khi uống các thuốc chống acid.
Ợ chua cũng là một triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược thực quản.
Các biểu hiện về tai mũi họng: họng mất cảm giác; cảm giác nuốt nghẹn như có dị vật, hoặc vướng, sau xương ức hay sau yết hầu; viêm họng hay tái phát; khản tiếng, sáng dậy khản đặc rồi hết nhanh...
Các biểu hiện ở phổi: khó thở ban đêm do hít phải dịch vị acid vào phế quản ít gặp, nhưng nặng. Có khi có cơn như hen suyễn.
Đau ngực: trào ngược thực quản là nguyên nhân thông thường nhất của đau ngực không do bệnh tim. Đau thường sau bữa ăn hoặc ban đêm; đau kéo dài nhiều giờ, sau xương ức, không lan sang bên. Đau giảm sau khi uống thuốc chống acid; khởi phát đau có liên quan tới một đợt trào ngược dịch vị acid. Có khi đau rõ rệt ở ngực do trào ngược chứ không phải chỉ là cảm giác nóng. Đau giống như cơn đau thắt ngực dễ lầm với bệnh lý động mạch vành.
Triệu chứng ít gặp hơn là ợ từng đợt, nấc, thiếu máu nhược sắc do viêm thực quản chảy máu rỉ rả...
Phác đồ điều trị và đơn thuốc bác sĩ đã kê cho bạn là hợp lý cho bệnh trào ngược thực quản. Chẩn đoán bệnh lý trào ngược thực quản thông thường phác đồ điều trị phải kéo dài 4 tuần. Bạn mới chỉ uống thuốc 3 ngày, thời gian thuốc chưa đủ tác dụng đáp ứng của cơ thể với thuốc, chưa thể kết luận được gì. Nếu bạn vẫn lo lắng và muốn xác định chính xác là bệnh gì, mức độ như thế nào bạn nên đi khám nội soi tai mũi họng tại các cơ sở y tế uy tín khác để có kết quả rõ ràng và được tư vấn tại chỗ.
Chúc bạn khoẻ mạnh!

Viêm dạ dày do làm việc quá căng thẳng

Viêm dạ dày do làm việc quá căng thẳng
“Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến tất cả các phần của hệ thống tiêu hóa” đó là kết luận của Ông Kenneth Koch, MD, giáo sư y khoa, phần trên dạ dày – ruột và giám đốc y tế của Trung tâm Y tế tiêu hóa tại Đại học Wake Forrest Trung tâm y tế Baptist ở Winston-Salem. Dạ dày là một bộ phận quan trọng của cơ quan tiêu hóa. Căng thẳng được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày.
Điều gì xảy ra với dạ dày của bạn khi bạn bị căng thẳng
Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột, một hệ thống gồm hàng trăm hàng triệu dây thần kinh giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Khi sự căng thẳng kích hoạt phản ứng “bay hoặc chiến đấu” trong hệ thống thần kinh trung ương của bạn, tiêu hóa có thể đóng cửa vì hệ thống thần kinh trung ương của bạn tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bắp tiêu hóa của bạn, và giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa. Stress (căng thẳng) có thể gây ra viêm của hệ thống tiêu hóa, và làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng.
Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản. Nó có thể làm tăng axit trong dạ dày của bạn gây ra chứng khó tiêu. Khi bị stress, nhà máy trong dạ dày của bạn có thể đóng cửa và làm cho bạn cảm thấy buồn nôn. Stress có thể gây ra đại tràng của bạn phản ứng theo một cách mà cung cấp cho bạn bị tiêu chảy hoặc táo bón. Không phải tất cả các trường hợp căng thẳng đều gây loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm đại tràng, nhưng chắc chắn rằng sự căng thẳng có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn trở nên tồi tệ hơn. Và nếu tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây viêm dạ dày.
Tránh căng thẳng để dạ dày được khỏe mạnh
Viêm dạ dày do làm việc quá căng thẳng

Theo giáo sư Koch để cho nhà máy dạ dày được khỏe mạnh và hoạt động một cách trơn tru thì cần tránh những căng thẳng không cần thiết. Biện pháp tốt nhất được đề xuất chính là tập thể dục. Hoạt động thể chất làm giảm căng thẳng và kích thích việc phát hành các hóa chất trong não được gọi là endorphins làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng của bạn.
Liệu pháp thư giãn. Những người bị căng thẳng liên quan đến bệnh viêm dạ dày thường được hưởng lợi từ các liệu pháp thư giãn như yoga, thôi miên, thiền định, thư giãn cơ bắp tiến bộ, hình ảnh tâm thần, phản hồi sinh học, và thậm chí cả âm nhạc.Một nghiên cứu tại Harvard Medical School cho thấy rằng những người bị hội chứng viêm dạ dày sẽ giảm đáng kể các triệu chứng nhờ liệu pháp thư giãn.
Nói chuyện với bác sĩ điều trị. Một bác sĩ chuyên khoa được đào tạo có thể giúp bạn tìm cách tốt hơn để đối phó với sự căng thẳng của bạn. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức để dạy mọi người những kỹ năng mới đối phó với những căng thẳng. Trong một nghiên cứu gần đây của những người bị hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày đã cải thiện được70% các triệu chứng sau 12 tuần điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức.
Chế độ ăn uống. Ăn các loại thực phẩm có hại cho tiêu hóa của bạn có thể là một nguyên nhân gây ra căng thẳng. Không đối phó với stress bằng cách ăn quá nhiều hoặc ăn đồ ăn vặt. Hệ thống tiêu hóa cũng như dạ dày của bạn sẽ rất thích thú với một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế chất béo, tránh rượu, bia, các chất kích thích.
Như vậy một trong những phương pháp phòng bệnh dạ dày hiệu quả chính là việc giảm căng thẳng trong cuộc sống.
Bác sĩ dạ dày

Bí quyết phòng và tái phát bệnh dạ dày hiệu quả


Phương pháp phòng bệnh đau dạ dày tái phát.
Đau dạ dày là một bệnh chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố sinh hoạt, ăn uống. Chị Nguyễn Thị N ở Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội bị viêm loét dạ dày tá tràng. Chị có điều trị bằng thuốc tây nhiều lần nhưng cứ được một thời gian chị lại bị lại và thường nặng hơn so với lần trước. Chị rất lo sợ bệnh sẽ tái phát vì mỗi lần bệnh tái phát cuộc sống của chị lại bị ảnh hưởng. Sau đó chị N chuyển sang điều trị bằng thuốc đông y. Sau 4 tháng uống thuốc đông y của phòng khám Nguyễn Hữu Toàn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của chị cũng đã ổn định trở lại. Các bác sĩ của phòng khám khuyên chị sau khi dùng thuốc điều trị ổn định bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý mới không bị tái phát.
Lần này chị N quyết tâm thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Chị không còn bỏ bữa như trước nữa mà ăn uống đúng giờ hơn. Trước đây bữa trưa chị hay ăn cơm văn phòng, hoặc cơm bụi. Bây giờ buổi sáng chị dậy sớm đi chợ, mua đồ ăn tươi ngon về nấu cơm cho cả gia đình ăn. Nhờ thế các thành viên trong gia đình cũng ít phải ra ngoài ăn hơn.
Thấm thía những cơn đau dạ dày mỗi khi xuất hiện nên bây giờ chi N cũng cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Ngày trước các loại quả như dứa, đu đủ, hay xoài xanh, cóc luôn có trong danh mục các đồ ăn vặt của chị N thì bây giờ chị hạn chế chúng. Ngoài ra chị cũng không uống hoặc ăn thức ăn nhiều gia vị như ớt và hạt tiêu.
Ngoài việc chú trọng chế độ ăn uống, sinh hoạt chị N cũng chú ý tới việc rèn luyện sức khỏe, đi bộ vào buổi sáng và buổi tối. Nhờ những việc làm trên mà bệnh dạ dày của chị N không bị tái phát lại nữa.
Bác sĩ dạ dày

Co thắt dạ dày với biện pháp khắc phục

Co thắt dạ dày với biện pháp khắc phục
Co thắt dạ dày (còn được nhiều người gọi là chuột rút dạ dày) là hiện tượng đau đột ngột xảy ra ở dạ dày. Cơn đau có thể khiến người bệnh không thể chịu nổi. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra những cơn co thắt dạ dày: do vấn đề ở cơ quan tiêu hóa, động mạch chủ, thận, lá lách hoặc một số tạng trong cơ thể người bệnh. Đôi khi co thắt dạ dày còn do nguyên nhân từ một nhiễm trùng nào đó trong cơ thể bạn. Chuột rút dạ dày thường xảy ra đối với một số phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt của họ. Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm đau do co thắt dạ dày.
Trước hết cần cố gắng xác định khu vực đau một cách chính xác, thời gian đau có diễn ra theo một quy luật nào không, cơn đau kéo dài trong bao lâu?
Có thể sử dụng hơi thở để chuyển hướng chú ý từ cơn đau dạ dày sang vị trí khác. Sử dụng nhịp thở nhanh và nông. Tiếp tục thực hiện cho tới khi cảm thấy dễ chịu hơn.
Chọn một vị trí ngồi thoải mái trên chiếc ghế tựa và suy nghĩ về một điều gì đó mà bạn cảm thấy dễ chịu.
Sử dụng một túi chườm nóng đặt lên bụng hoặc lưng để giảm đau tạm thời.
Nên chọn thực phẩm dạng lỏng dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm rắn một vài giờ sau khi cơn đau kết thúc. Không rượu bia, cà phê, và chất kích thích là sự lựa chọn sáng suốt của bạn.
Để phòng tránh những cơn co thắt dạ dày nên tập thể dục đều đặn. Chú ý những bài tập cơ bụng. Ngoài ra không nên ăn những thực phẩm lạ gây phản ứng cho hệ tiêu hóa. Tắm bằng nước ấm, ngâm mình trong bồn nước ấm giúp cơ thể được thư giãn, nghĩ ngơi là một biện pháp giảm co thắt dạ dày.

Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng hạt sen và long nhãn

Trào ngược dạ dày – thực quản là chỉ sự trào ngược dịch ở dạ dày lên thực quản, chủ yếu là do những rối loạn tăng kích thích ở ống tiêu hóa.
Chữa bệnh dạ dày bằng hạt sen và long nhãn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản: Do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp; do thần kinh bị căng thẳng; do mộc khắc thổ quá mạnh; do tỳ khí, vị khí không được điều hòa… Đông y có nhiều bài thuốc trị theo từng thể:
Trào ngược dạ dày – thực quản do thần kinh căng thẳng (stress): Thần kinh căng thẳng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tì vị, gây đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, khí ở trung tiêu ngược lên, vùng ngực và vùng thượng vị bức bách kèm theo khó thở, ăn ít, tiêu hóa trì trệ, bụng đầy hơi… Dùng một trong các bài:
Bài 1: hoài sơn, liên nhục, cát căn mỗi vị 16g, hắc táo nhân 20g, viễn chí 12g, bán hạ chế 10g, ngưu tất 16g, trần bì 12g, chỉ xác 10g, phòng sâm 20g, bạch truật 16g, cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Bài 2: thảo quyết minh (sao vàng) 16g, hắc táo nhân 20g, mẫu lệ chế 16g, bạch linh 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, trần bì 12g, chỉ xác 8g, bạch biển đậu 20g, hạt sen 20g, long nhãn 16g, phòng sâm 16g, đại táo 5 quả, cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Chữa bệnh dạ dày bằng hạt sen và long nhãn
Trào ngược dạ dày – thực quản do thức ăn lạ, thức ăn không phù hợp: Người bệnh ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, bụng đầy hơi, đau từng cơn hoặc đau liên miên, khí ở trung tiêu chạy ngược, vùng thượng vị đầy tức khó chịu… Dùng 1 trong các bài:
Bài 1: tía tô 16g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, xương bồ 12g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 16g, biển đậu 16g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, bạch truật (sao hàng thổ) 16g, đương qui 12g, sâm đại hành 16g, lá đắng 16g, lá lốt 12g, sinh khung 4g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Bài 2: hoài sơn, liên nhục, ngũ gia bì mỗi vị 16g, tía tô 20g, bạch truật 16g, lương khung 12g, cam thảo 10g, phòng sâm 16g, chỉ xác 8g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, bạch linh 12g, thủ ô chế 12g, lá đinh lăng (sao thơm) 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Trào ngược dạ dày – thực quản do can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh: Đau tức vùng thượng vị, nhu động ở dạ dày tăng lên từng đợt, ngực sườn trướng đầy, ợ hơi, ợ nóng, người bệnh khó chịu, bực bội, tỳ khí và vị khí không lưu thoát, người bệnh chán ăn, mất ngủ. Phép điều trị: bổ thổ bình can, điều khí. Dùng 1 trong các bài:
Bài 1: rau má 20g, bạch thược 12g, chi tử 10g, đan bì 12g, râu bắp 12g, mã đề 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, trần bì 10g, cam thảo 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sáng và chiều, uống trước bữa ăn.
Bài 2: tang diệp, mã đề, rau má mỗi vị 20g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, hạ liên châu 10g, hậu phác 10g, bán hạ 10g, hoài sơn 16g, phòng sâm 16g, củ đinh lăng 16g, đương quy 16g, bạch truật 16g, hắc táo nhân 16g, chỉ xác 8g, thục địa 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng vị thuốc Sa Nhân

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng vị thuốc Sa Nhân
Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng.  Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.  Sa nhân là một trong những vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
Sa nhân thuộc họ gừng, có nhiều loại, Đông y thường sử dụng chủ yếu là hai loài sa nhân tím và sa nhân trắng vì có giá trị dược liệu cao. Cây mọc hoang ở các tỉnh trung du và miền núi, thường gặp thành vạt lớn ở chỗ ẩm mát, nhiều mùn như thung lũng, ven suối, bờ nương rẫy. Đặc điểm chung là loại cây thảo, sống lâu năm. Lá mọc so le thành hai dãy, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, lưỡi hẹ mỏng, nhìn qua gần giống cây riềng. Thân rễ mảnh, mọc bò lan, các rễ đan vào nhau thành mạng lưới rất chắc. Mùa ra hoa khoảng tháng 5 – 6, quả hình cầu hoặc hình bầu dục, có gai mềm, hạt hình nhiều cạnh, mùa quả tháng 7 – 8.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là quả thu hái vào mùa hè thu. Quả sa nhân chín trong thời gian ngắn khoảng 20 ngày, quả vừa chín màu đỏ hay tím, nhân hạt to mẩy là những quả bóp thấy cay nhiều và nóng, khi tươi hơi chua. Nếu hái quá muộn, chỉ cần để quá 5 – 7 ngày, quả bóc ra đã mềm, nhấm thấy ngọt, chất cay đã hết, đó là sa nhân đường, kém giá trị hơn vì ít tinh dầu, khó bảo quản, dễ bị ẩm mốc. Nhưng nếu hái sớm quá, quả còn non, bóc ra hạt vẫn còn non trắng hay hơi vàng, nhấm thấy cay nhưng không chua, cũng kém giá trị. Để đạt chất lượng dược liệu quả sa nhân hái đúng tuổi phải đựơc chế biến ngay, tránh quả bị thối hỏng, khi hái để cả chùm quả, hoặc phơi sấy trong 5 ngày đêm là được.
Sa nhân là thuốc có vị cay, tính ấm, đi vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Chủ trị các chứng tỳ vị ứ trệ do thấp trở, tỳ hàn tiết tả (tiêu chảy do tạng tỳ bị lạnh)…
Một số bài thuốc sử dụng sa nhân
Hỗ trợ viêm loét dạ dày mạn tính: Sa nhân 6g; dạ dày lợn 1 cái, dạ dày rửa sạch, thái chỉ, cùng với sa nhân nấu thành món canh; ăn dạ dày và uống nước canh. Dùng 10 ngày một liệu trình.       
Chữa lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông ở phụ nữ có thai: Sa nhân 100g tán nhỏ, vỏ quýt, vỏ vối, vỏ rụt, thanh bì, thần khúc, mạch nha mối thứ 2g tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm viên. Mỗi lần uống với 4g với sắc lá tía tô. Dùng liền 3 – 5 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị lỵ mạn tính, đau bụng tiêu chảy (thể hư hàn): Với biểu hiện bệnh nhân ăn ít, bụng trướng, đau liên miên, chân lạnh, thở yếu, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, nhạt miệng, không khát; đại tiện loãng lỏng: Sa nhân 6g, mộc hương 4g, đẳng sâm 10g, bán hạ 10g, bạch truật 10g, phục linh 10g, trần bì 6g, sinh khương 8g, cam thảo 3g; sắc uống trong ngày.
Thai nghén hay nôn: Sa nhân 4g, rễ gai 8g, ích mẫu 6g, hương phụ 4g, mầm cây mía 10g. Tất cả rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần. 5 ngày một liệu trình, tái khám lại.
Hoặc có thể dùng bài sau: Sa nhân sao qua, tán thành bột mịn; mỗi lần uống từ 2 – 4g, ngày 3 lần, uống thuốc bằng nước sắc 5 – 7 lát gừng tươi. Hoặc dùng gạo tẻ 30 – 50g, sa nhân (sao qua, nghiền mịn) 3 – 6g; gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho bột sa nhân vào trộn đều, đun nhỏ lửa thêm một lúc nữa là được. Ăn nóng vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ.
  Lương y Hữu Đức

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Bạn có thể nhận biết bệnh này qua các dấu hiệu như đau sau ăn, đau lúc nửa đêm khi bạn không ăn gì trong nhiều giờ, ăn kém ngon…

Đa số trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây nên. Ở các nước đang phát triển, tình trạng nhiễm loại khuẩn này khá phổ biến, hầu như mọi người đều có thể bị nhiễm.
Người bệnh thường nhiễm khuẩn khi còn nhỏ, thường từ mẹ sang con và vi khuẩn này có thể tồn tại trong dạ dày trong suốt phần đời còn lại. Nhiễm khuẩn mạn tính bắt đầu ở phần dưới của dạ dày, dần dần làm gia tăng mức axit được tiết ra ở vùng dạ dày khỏe mạnh phía trên, dẫn tới loét.
Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
Làm thế nào để biết mình bị loét dạ dày? Các bác sĩ sẽ đánh giá dựa vào các triệu chứng của bạn. Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu cảnh báo có thể giúp bạn tự nhận dạng loét dạ dày:
- Đau dạ dày âm ỉ, có khi đau như chuột rút, nóng bỏng, quặn thắt ở dạ dày.
- Dạ dày thường đau sau khi ăn, tuy nhiên cũng có thể trở lại nhiều giờ sau đó.
- Đau lúc nửa đêm khi bạn không ăn gì trong nhiều giờ.
- Giảm cân và mất cảm giác ngon miệng.
- Nôn mửa.
Nếu nhận thấy mình có các triệu chứng trên, hãy đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, đề phòng các biến chứng (như xuất huyết hoặc thủng dạ dày).

Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày

Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày
I. Định nghĩa viêm niêm mạc dạ dày
Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc hóa chất, nhiễm khuẩn (vi khuẩn HP), các rối loạn miễn dịch…
Viêm niêm mạc dạ dày được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính.
1. Định nghĩa
Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.
2. Nguyên nhân
Các yếu tố làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày đồng thời làm giảm sản xuất các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày ( dịch nhày bao phủ, pepsin…), giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày, do đó làm cho chất acid ứ đọng trong lòng dạ dày dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày:
- Thuốc: Aspirin, thuốc kháng viêm không có steroid, corticoid…
- Thức ăn: thức ăn cay nóng, gây dị ứng…
- Hóa chất: Rượu, thuốc lá, ngộ độc thuốc trừ sâu, acid…
- Vi khuẩn, vi rus: trong thức ăn hoặc thường gặp nhất là HP (Helicobacter pylori)
- Stress, tia xạ…
3. Triệu chứng
Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính có thể không có triệu chứng gì nếu bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể đau bụng, nhiều nhất là vùng thượng vị, đầy chướng bụng, khó tiêu ăn mất ngon, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn. Nặng hơn nữa (viêm có loét chảy máu) có thể nôn ra máu và đi cầu ra phân đen.
Tùy theo tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể được cho làm một số xét nghiệm: công thức máu, xét nghiệm phân… Quan trọng và có ý nghĩa nhất là Nội soi dạ dày và sinh thiết niêm mạc dạ dày vùng nghi ngờ có tổn thương
4. Nguyên tắc điều trị
* Không dùng thuốc
- Hạn chế thức ăn kích thích dạ dày: rượu, thuốc lá, cafe, chè, đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng…
- Chia làm nhiều bữa trong ngày, ăn nhẹ, thức ăn lỏng mềm, đủ dinh dưỡng
- Thể dục thể thao điều độ, ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tránh căng thẳng stress, không thức quá khuya…
- Hạn chế dùng thuốc đã kể trên
* Dùng thuốc
- Giảm tiết acid dịch vị dạ dày,
- Bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Diệt vi khuẩn
- Giảm đau, chống co thắt
5. Tiến triển, biến chứng
Nếu chế độ điều trị tốt, hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày cấp cải thiện rất nhanh.
Nếu điều trị không tốt, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều do chảy máu rỉ rả, hay bệnh có thể diễn tiến sang viêm dạ dày mạn tính.
III. Viêm dạ dày mạn tính
1. Định nghĩa
Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng tổn thương có tính chất kéo dài và tiến triển chậm không đặc hiệu, có thể lan toả hoặc khu trú tại một vùng của dạ dày (hang vị, môn vị, tâm vị, hoặc viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày).
Lúc đầu là viêm phì đại, về sau là viêm teo, thường là thoái hóa teo đét các tế bào tuyến.
2. Nguyên nhân
- Sự kích thích lâu ngày của các thuốc kháng viêm không phải steroid, corticoid…
- Tình trạng nhiễm vi khuẩn H. pylori,
- Thiếu máu ác tính (còn gọi là thiếu máu tế bào khổng lồ hay thiếu hấp thu vitamin B12, một loại bệnh tự miễn),
- Thoái hóa của lớp niêm mạc dạ dày theo tuổi,
- Trào ngược dịch mật mạn tính.
- Thói quen ăn uống: Nuốt nhiều, nhanh, nhai không kỹ, bữa ăn không đúng giờ giấc, Ăn nhiều thức ăn có nhiễm chất các hoá học dùng trong nông nghiệp và kỹ nghệ thực phẩm, Ăn nhiều gia vị ( chua, cay ), uống cà phê đặc, uống rượu, hút thuốc lá lâu ngày sẽ tác động có hại cho niên mạc dạ dày và gây bệnh.
- Các yếu tố hóa – lý ( phóng xạ, quang tuyến ), một số thuốc nhuận tràng dùng kéo dài, các thuốc bột kiềm gây trung hoà dịch vị quá mức sẽ dẫn tới phản ứng đột biến tăng tiết a xít HCL làm tổn thýõng niêm mạc dạ dày.
- Suy dinh dưỡng: thiếu Fe, thiếu B12, thiếu a xít folic, vitamin C, vitamin PP, thiếu protein.
- Rối loạn nội tiết : trong suy yếu tuyến yên, bệnh Hashimoto, thiểu năng cận giáp, bệnhAddison, tiểu đường …
- Dị ứng: Một số bệnh ngoài da ( mày đay, eczema, licben…) hoặc do ăn uống
- Yếu tố miễn dịch: mới đây phát hiện thấy có các kháng thể kháng tế bào thành, kháng yếu tố nội sinh (chỉ thấy trong bệnh Biermer ), song cõ chế bệnh lý chưa rõ.
- Các rối loạn tâm lý rối loạn thần kinh thực vật, có thể gây nên viêm dạ dày và rối loạn tiêu hoá.
- Yếu tố di truyền: thấy rõ hơn cả trong bệnh Biermer (Hấp thu B12 kém )
3. Triệu chứng
- Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường.
- Nóng rát vùng thượng vị : xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau ăn uống một số thứ như : bia, rýợu, vang trắng, gia vị cay, chua hoặc ngọt. Sau ăn mỡ xuất hiện nóng rát có thể là do trào ngược dịch mật vào dạ dày. Có một số trường hợp nóng rát xuất hiện muộn sau bữa ăn.
- Đau vùng thượng vị : Không đau dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau ăn.
- Toàn trạng bệnh nhân có thể gầy đi một chút ít, da khô tróc vẩy, có vết ấn của răng trên rìa lưỡi, lở loét, chảy máu lợi, Lưỡi rêu trắng.

4. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị các nguyên nhân nếu có,
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích bài tiết nhầy
- Duy trì tái sinh niêm mạc, Cải thiện tuần hoàn niêm mạc
- Điều trị chống vi khuẩn H. pylori.
- Chống co thắt,
- Chống stress
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý, tránh loại thức ăn nhiều chất xơ, quá nóng, qua lạnh, cứng rắn. Kiêng các chất cay, chua, mỡ rán, rượu, cà phê, thuốc lá.
5. Tiến triển biến chứng
Viêm dạ dày mạn tiến triển từ từ, hình thái niêm mạc thay đổi dần dần từ viêm phì đại đến viêm teo (thể teo đơn thuần, thể teo có loạn sản) có thể gây ra một số biến chứng như: Ung thư dạ dày, Xuất huyết tiêu hoá, Viêm quanh dạ dày, tá tràng, Viêm túi mật mạn, viêm tụy mạn

VIÊM XUNG HUYẾT HANG VỊ DẠ DÀY


VIÊM XUNG HUYẾT HANG VỊ DẠ DÀYMột sự lãng phí ghê gớm !

Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Đức Thiện – Chủ tịch hội đồng sáng lập Đề án thành lập Bệnh viện tiêu hóa trực tràng Đông y Việt Nam, trong bài viết này tôi xin chia sẻ với quý vị những kiến thức cơ bản trong điều trị các chứng bệnh viêm dạ dày đồng thời cung cấp một số phương pháp điều trị an toàn với chi phí hợp lý dưới góc độ chuyên môn.

Sở dĩ tôi đặt tiêu đề “Một sự lãng phí ghê ghớm”là vì trên thực tế tôi thấy có quá nhiều người bỏ công sức, tiền của, thời gian để điều trị căn bệnh viêm dạ dày trong khi chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những dược liệu hay bài thuốc rẻ tiền an toàn mà hiệu quả tuyệt đối do cha ông ta để lại.
Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Triệu chứng thường thấy của viêm dạ dày là hiện tượng đau bụng liên quan với tình trạng bất ổn. Các triệu chứng khác có thể có liên quan, chẳng hạn như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi . Ngoài ra nôn ra máu là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và nó có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây viêm dạ dày:

* Nguyên nhân do lối sống:
- Uống nhiều bia rượu.
- Hút nhiều thuốc lá, uống nhiều cà phê và các đồ uống có tính axit cao.
- Thường xuyên nhịn đói, hoặc ăn quá no, ăn các đồ ăn quá rắn,…
Nguyên nhân do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm:
- Do nhiễm nấm
- Do nhiễm kí sinh trùng (thường là các loại anisakis)
- Viêm dạ dày do vi khuẩn (thường là Helicobacter pylori)
* Nguyên nhân khác:
- Do điều trị thuốc kháng sinh lâu dài.
- Do đã trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên.
- Thiếu máu ác tính là một trong những nguyên nhân của- viêm dạ dày
- Do có chấn thương trong dạ dày hoặc có phẫu thuật trong dạ dày
- Tăng tiết acid dạ dày thường xảy ra khi bị căng thẳng
- Hiện tượng trào ngược dịch mật
* Các chứng viêm dạ dày thường gặp như:
- Đau dạ dày
- Viêm loét dạ dày
- Viêm xung huyết dạ dày
- Viêm trượt dạ dày
- Trào ngược dạ dày
- Dối loạn tiêu hóa
- Viêm hành tá tràng
- Viêm thực quản
Ở Việt Nam hiện nay tình trạng mắc phải bệnh viêm dạ dày khá phổ biến với cả nam và nữ. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn vẫn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả đông và tây y rất quan tâm. Thực trạng hiện nay thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau:
Cách 1: Khi người bệnh chớm xuất hiện các các triệu chứng về bệnh viêm dạ dày, người bệnh thường có tâm lí thờ ơ với bệnh chỉ cho là đau bụng đơn giản, ban đầu người bệnh thường tìm đến các phương pháp lưu truyền hiện nay như sử dụng mật ong, nghệ đen, nghệ vàng, dạ dày nhím … uống nhằm giảm thiểu các cơn đau và có hi vọng chữa khỏi.

Ưu điểm: Đều là những sản phẩm từ tự nhiên vì vậy khi người bệnh sử dụng mang lại tính an toàn cao và với chi phí thấp.

Nhược điểm: Khó thực hiện, thời gian điều trị quá dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài, các triệu chứng giảm không đáng kể, việc sử dụng lâu dài mà không có kết quả, như vậy gây nên tình trạng bệnh phát triển ngày một nặng thêm.  
Cách 2: Sau một loạt các phương pháp điều trị lưu truyền mà bệnh vẫn không khỏi người bệnh không còn mặn mà với phương pháp điều trị trên nữa mà chuyển sang sử dụng thực phẩm chức năng được quảng cáo nhan nhản trên các phương tiện truyền thông là an toàn và hiệu quả cao như : Curcumin 50g, Tràng vị khang, Hương sa lục quân, Đại tràng hoàn-P/H, Bio Curmin… vv. 

Ưu điểm: dễ mua dễ sử dụng, sản phẩm là những viên nang dùng để uống hằng ngày.

Nhược điểm: Tình trạng bệnh gần như không thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể, chi phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài từ 3 đến 9 tháng
Cách 3: Quá trình điều trị dài mà không có hiệu quả, có thể nói với suy nghĩ có bệnh thì vái tứ phương người bệnh đã trải qua các phương pháp chữa trị ai mách gì làm đấy dẫn đến tình trạng bệnh đã không khỏi lại ngày càng phức tạp hơn.Trong tâm trạng đó người bệnh thường được khuyên đến các bệnh viện công lập hoặc chuyên khoa của các bệnh viện đa khoa để khám và điều trị. Tại Việt Nam các bác sĩ sau khi có kết luận chính thức từ việc đưa ống vào nội soi, người bệnh thường được các bác sĩ kê đơn thuốc, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê: Cimetidin, nizatidine, famotidine;lanzoprazole…về điều trị tại nhà. 
Ưu điểm: Việc chữa trị trong các chuyên khoa hoặc bệnh viên công lập giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện công lập.

Nhược điểm: Với hàm lượng dược lý mạnh những thuốc này có tác dụng tức thời, cơn đau giảm một cách rõ rệt trong những ngày đầu và giảm hẳn trong khoảng 10 đến 15 ngày đi kèm với ăn kiêng ( chủ yếu là cháo loãng ). Quá trình ngưng sử dụng thuốc người bệnh trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày, chế độ ăn uống cũng cẩn thận hơn không dám ăn những đồ cay nóng, chua, chất kích thích…Quá trình này thường không kéo dài vì khi đã khỏi bệnh người bệnh thường có tâm lí chủ quan hoặc do môi trường công việc (thường xuyên phải uống rượu bia tiếp khách, thức khuya suy nghĩ về áp lực công việc) dần dần các cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện trở lại, người bệnh hoang mang lo lắng không biết giải quyết thế nào vì đã chữa ở bệnh viện của nhà nước mà không khỏi dứt điểm ? 
Cách 4: Việc điều trị ở các chuyên khoa không khỏi khiến người bệnh mất niềm tin hoàn toàn về các chuyên khoa của nhà nước Lúc này qua các phương tiện thông tin đại chúng tivi báo đài người bệnh biết đến các phòng khám đa khoa tư nhân như: Phòng khám Kim Giang; Phòng khám Bạch Mai, phòng khám Kim Mã, phòng khám Năm Châu…Việc thông tin quảng cáo thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng khiến cho người bệnh lầm tưởng đây là những địa chỉ chữa bệnh dạ dày giỏi nhất Việt Nam và nhất cả thế giới: chữa trong vài ba ngày khỏi hoàn toàn; chữa một lần khỏi dứt điểm không tái phát… 

Ưu điểm: Thái độ phục vụ nhiệt tình,thân thiện, quan hệ giữa các bác sĩ và bệnh nhân khá tốt trong quá trình điều trị.

Nhược điểm: Việc điều trị tại những phòng khám này ngoài những tân dược đã nêu ở trên một số phòng khám còn sử dụng những tá dược mạnh không rõ nguồn gốc và có nhiều phản ứng phụ tới gan, thận và mật…Chi phí điều trị cho một ca bệnh dạ dày thường từ 5 đến 10 triệu. Một chi phí quá cao so với mức sống của đại bộ phận người dân hiện nay. Kết quả không khỏi người bệnh đòi rút lại tiền như cam kết thì bị gây khó dễ(các phòng khám thường đưa ra hang trăm lí do để trả một phần nào đó:tiền công,tiền thuốc,tư vấn… 
Cách 5: Tin tưởng vào lời quảng cáo nhưng không khỏi bệnh hoặc bị tái phát nhanh chóng người bệnh không biết tin vào ai nữa. Lúc này ai mách gì chữa nấy theo thói quen có bệnh thì vái tứ phương người bệnh tự chữa ở nhà hoặc đi chữa ở các nhà thuốc gia truyền, những thầy Lang trong vùng…Tùy vào trình độ của từng nhà thuốc và thầy Lang mà bệnh có thể khỏi hoặc tạm dứt nhưng thường không được lâu.
Trên đây tôi nêu một số nhìn nhận và đánh giá về các phương pháp điều trị viêm dạ dày dưới góc độ chuyên môn.Những đánh giá có thể chưa lột tả hết được nhưng cũng phần nào giúp quý vị hiểu biết căn bản về thực trạng điều trị căn bệnh này ở nước ta.

Với mong muốn giúp gần 10 triệu người mắc chứng bệnh viêm dạ dày(theo thống kê của ngành da tiêu hóa trực tràng Việt Nam) thoát khỏi căn bệnh này với hiệu quả cao nhất, chi phí rẻ nhất và phương pháp an toàn nhất, người viết bài này xin gửi tới quý vị một công trình nghiên cứu bài thuốc dân gian của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc trong đề án quốc gia về Ứng dụng các dược liệu quý trong điều trị chứng bệnh viêm dạ dày tại Việt Nam.
Tên bài thuốc: "Thảo dược đông y đặc trị viêm dạ dày"
Thành phần: Bạch thược, Thanh diệp hành, Nghệ vàng, Cam thảo dây, Nghệ đen, Thanh bì, Chuối hoa rừng, Tam thất, Địa du, Đương quy, Thăng ma, Sài hồ và một số thảo dược quý ... vv
Công dụng: Cầm máu, giảm đau viêm, ợ hơi, ợ chua, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch dạ dày, nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
Bài thuốc đặc biệt chủ trị chứng các chứng bệnh viêm dạ dày như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm trượt dạ dày, trào ngược thực quản dạ dày, dối loạn tiêu hóa …vv

Thưa quý vị!

Thông thường khi mắc phải chứng bệnh viêm dạ dày chúng ta thường đi tìm những thực phẩm chức năng phần nào hỗ trợ điều trị hoặc thuốc tây y để điều trị mà quên mất rằng cha ông ta từ ngàn đời nay đã dùng những dược liệu quý ngay xung quanh chúng ta để điều trị, vừa hiệu quả vừa an toàn lại ít tốn kém,với suy nghĩ đó đã thôi thúc các nhà khoa học của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc ngày đêm miệt mài nghiên cứu,thử nghiệm và cho ra đời công thức chữa viêm dạ dày đặc hiệu dựa trên những bài thuốc dân gian bí truyền nhưng có thay đổi để phù hợp hơn với từng cơ địa và môi trường sống hiện đại ngày nay.

Được sự cho phép của Trung tâm, người viết bài xin đi sâu phân tích công dụng của từng thành phần trong bài thuốc dân gian:
Thanh Bì: Vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh, Thanh bì có tác dụng sơ can phá khí, tán kết tiêu trệ. Chủ trị các chứng can khí uất trệ, nhũ phòng căng đau, sán khí đau đớn, thực tích khí trệ, ngoài ra còn có tác dụng ức chế mạnh cơ trơn của ruột nên chống co thắt, tác dụng của thuốc là trực tiếp lên cơ trơn. So sánh với Trần bì thì Thanh bì làm giãn cơ trơn của ruột mạnh hơn. 
Bạch Thược: có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng bệnh dạ dày, thai sản, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can. Ngoài ra bạch thược còn chủ trị các chứng táo bón kinh niên, trị viêm loét, xung huyết dạ dày, trị các chứng đau bụng. 
Thanh Diệp Hành: có tác dụng như một kháng sinh có thể đẩy một số loại vi khuẩn có hại ra ngoài dạ dày như vi khuẩn lị, amip...vv. 
Nghệ vàng: có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa viêm loét dạ dày do thừa dịch vị.
Cam thảo dây: Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày.
Nghệ đen: có tác dụng phá ứ, tiêu tích. nghệ đen còn có tác dụng bế kinh, kinh nguyệt không đều, ăn uống khó tiêu, đầu bụng, nôn mửa.
Chuối hoa rừng: chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nhưng trong dân gian thường dùng quả chuối hoa rừng làm vị phụ tá rất cần thiết trong điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và dùng cho một số bệnh chứng khác như phong thấp v.v… 
Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…). 
Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu dạ dày, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, bỏng do nóng… 
Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh. 
Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc. 
Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.
Dựa trên những phân tích hết sức khoa học trên đây có thể thấy bài thuốc dân gian “ Thảo dược đông y trị viêm dạ dày” của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc có tác dụng hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh về dạ dày: đau dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm trược dạ dày, trào ngược dạ dày…

Công trình nghiên cứu đã từng được áp dụng năm 2008 với 200 trường hợp kết quả như sau:
176 người khỏi hoàn toàn với thời gian điều trị trên dưới 70 ngày: các vết viêm lành hẳn sau khi nội soi kiểm tra lại.
- 21 người khỏi bệnh với thời gian 90 ngày do tình trạng viêm loét quá nặng và lạm dụng quá nhiều thuốc tây y nhưng không khỏi gây ra tình trạng nhờn thuốc.
3 người giữ nguyên tình trạng bệnh, nguyên nhân do không kiêng được các chất kích thích, đồ cay nóng như: bia rượi, thuốc lá, café…vv
Từ những kết quả khả quan như trên bài thuốc đã được sử dụng rộng rãi và giúp cho gần 5000 người chữa khỏi chứng bệnh viêm dạ dày khắp ba miền Bắc Trung Nam và cả người nước ngoài.

Trên đây là những ý kiến đánh giá dưới góc độ chuyên môn giúp cho nhiều người biết đến bài thuốc để chữa trị,giảm thiểu chi phí,thời gian chữa trị và an toàn tuyệt đối.

Theo sức khỏe và đời sống