Chữa trị đau dạ dày với những bài thuốc dân gian

Chữa trị đau dạ dày với những bài thuốc dân gianViêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo y học cổ truyền (YHCT), bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống với các thể: vị âm hư suy, tỳ vị hư hàn và can khí phạm vị. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc YHCT có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng thể tỳ vị hư hàn và vị âm hư suy.
Thể tỳ vị hư hàn
Triệu chứng: Đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp và chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân nát, có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư tế.
Phương pháp chữa: Ôn trung kiện tỳ (ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung).
Bài 1: Bố chính sâm 12g, bán hạ chế 6g, lá khôi 20g, sa nhân 10g, gừng 4g, trần bì 6g, nam mộc hương 10g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm: hoàng kỳ 16g, quế chi 8g, sinh khương 6g, bạch thược 8g, cam thảo 6g, đại táo 12g, hương phụ 8g, cao lương khương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu đầy bụng, ợ hơi (khí trệ) thêm chỉ xác, mộc hương mỗi thứ 6g, trong bụng óc ách nước, nôn ra nước trong bỏ quế chi, thêm bán hạ chế 8g, phục linh 8g.
Bài 3: Hương sa lục quân tử thang hợp Lý trung thang gia giảm: đảng sâm 9g, bạch truật 9g, bán hạ 9g, phục linh 12g, trần bì 6g, can khương 4g, ngô thù 4g, mộc hương 6g, cam thảo 6g, sa nhân 6g.
- Nếu hàn nhiều gia nhục quế 4g, nếu khí hư nhiều gia trích hoàng kỳ 12g.
Thể vị âm hư suy
Triệu chứng: Vùng thượng vị đau âm ỉ, không muốn ăn, miệng khô, đại tiện táo, lưỡi đỏ khô, mạch tế hoặc tế sác.
Pháp điều trị: tư dưỡng vị âm.
Bài 1: Sa sâm mạch đông thang hợp Thược dược cam thảo thang: sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, ngọc trúc 9g, thạch hộc 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, phật thủ 9g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Nếu âm hư nhiều - trường hợp thiểu toan của dạ dày có thể gia sơn tra 10g, ô mai 10 quả, mộc qua 6g.
- Nếu kết quả sinh thiết thấy niêm mạc dạ dày loạn sản ruột, trường hợp tăng sinh không điển hình gia nga truật 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán chi liên 20g.
- Nếu viêm dạ dày cấp và loét trợt xuất huyết gia liên kiều 12g, bồ công anh 20g, phù dung diệp 12g.
Bài 2: Nếu thiểu toan dạ dày có thể dùng bài Ô mai hoàn: ô mai 10 quả, hoàng bá 18g, phụ tử chế 8g, hoàng liên 8g, quế chi 6g, can khương 6g, tế tân 6g, đương quy 8g, đảng sâm 12g, xa tiền 10g. Sắc uống ngày 1 thang.         
Nguyên nhân - cơ chế bệnh sinh theo YHCT
- Do tình chí bị kích thích, dẫn đến can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây ra các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua... u uất buồn giận thương tổn can, can khí mất sơ thông, hoành nghịch phạm vị, tạo thành can vị bất hòa. Vị khí không thông giáng thì buồn nôn, nôn, ợ hơi. Can khí uất lâu hóa hỏa, hỏa tà thương tổn âm dẫn tới đau tăng lên.
- Hoặc do ăn uống thất thường, ăn nhiều các chất chua cay... làm tỳ vị bị tổn thương mất khả năng kiện vận, hoặc do tiên thiên bất túc (tỳ vị hư) hàn tà nhân đó xâm nhập vào gây khí trệ, huyết ứ mà sinh ra các cơn đau.   

Nguồn: SK&ĐS

Bao tử Nhím chữa bệnh đau dạ dày

Bao tử Nhím chữa bệnh đau dạ dày
Nhím là động vật hoang dã sống trong thiên nhiên nhưng nay đã được người ta nuôi thả nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng tăng vì thịt nhím có tiếng nạc chắc, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Từ xa xưa, thịt và các bộ phận khác của nhím đã có mặt trong các bài thuốc dân gian. Lông nhím vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí, chỉ thống (giảm đau), giải độc; thịt nhím vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng; mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp khi bị chấn thương; ruột già, gan và phổi nhím có thể chữa bệnh phong nhiệt… Đặc biệt dạ dày (bao tử) nhím có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, giảm đau và giải độc, thường dùng chữa các chứng bệnh như ngộ độc, trĩ xuất huyết, lòi đom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu và đau dạ dày. Trong sách Bản thảo cương mục, nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân cũng cho rằng dạ dày nhím không độc và được dùng để chữa bệnh dạ dày. Trong dân gian, người ta thường dùng dạ dày nhím để:
Chữa trĩ và lòi đom chảy máu: dạ dày nhím cắt nhỏ, sao cho phồng lên rồi tán bột, mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần 2 – 4g với nước sắc hoa hòe.
Chữa ngộ độc: lấy một cái dạ dày nhím rửa sạch, sấy khô, giã nhỏ, trộn với 100g gạo cẩm rang vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 10g.
Với bệnh lý dạ dày: dùng dạ dày nhím còn chứa nguyên thức ăn bên trong đem phơi hoặc sấy khô rồi thái nhỏ, sao chín, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 10g vào lúc đói với nước cơm. Nếu uống kết hợp theo công thức bột dạ dày nhím với mật ong hoặc bột dạ dày nhím với mật ong và bột nghệ thì hiệu quả càng tốt. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh mật ong và bột nghệ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu các cơn đau và làm mau lành các vết thương, vết loét. Đặc biệt, mật ong còn có khả năng đưa độ axít của dịch vị trở về bình thường và có công dụng bồi bổ sức khỏe rất kỳ diệu. Hơn thế nữa, trong y học cổ truyền, mật ong và nghệ đen hoặc nghệ vàng cũng là những vị thuốc thường có mặt trong các phương thang có công năng chữa trị chứng vị quản thống, một bệnh danh tương ứng với các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn chức năng dạ dày, rối loạn tiêu hóa… trong y học hiện đại. Riêng với dạ dày nhím, rất tiếc là cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học hiện đại nào chứng minh tác dụng chữa trị viêm loét dạ dày trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian và qua quan sát nhiều trường hợp trong thực tiễn, chúng tôi nghĩ cũng có thể mạnh dạn áp dụng loại bột thuốc dạ dày nhím để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở một mức độ nhất định. Đương nhiên, khi dùng phải có sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa.
Cũng có ý kiến cho rằng dùng dạ dày nhím rừng để chữa bệnh thì có hiệu quả hơn vì thức ăn của chúng rất phong phú và có những thứ mà nhím nhà không thể có được, hơn nữa tác dụng chữa trị của dạ dày nhím chính là các thức ăn chứa trong đó chứ không phải bản thân phủ tạng này. Tất cả những điều đó là những gợi ý rất lý thú cho các công trình nghiên cứu khoa học cẩn trọng và nghiêm túc.

Nguồn: Báo Mới

Viêm loét dạ dày tá tràng


Viêm loét dạ dày tá tràng, chia sẻ hay
Bố mình bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng từ hồi mình còn bé nên mình rất hiểu nỗi thống khổ của căn bệnh này. Đằng đẵng trong 12 năm trời, mỗi lần lên cơn đau là bố mình nằm chổng mông ở trên giường ấy (nằm như vậy sẽ bớt đau nhiều). Hồi đầu, bác sỹ ở bệnh viện đa khoa có đưa thuốc tây cho bố mình uống thì thấy đỡ. Nhưng chỉ 6 tháng sau thôi mỗi lần ăn hơi no hoặc nhà có việc gì quan trọng, là cơn đau quặn lại trở về hành hạ bố mình. Tần suất đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng, ấn thấy đau càng rõ nét hơn. Khi đi xét nghiệm, bác sỹ báo có xuất hiện sự hiện diện của xoắn khuẩn Helicobacter Pylori và vết loét to hiện lên trên phim chụp, bố mình về uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ như Bismuth, Cimetidin, Ranitidine,Nizatidine, 
Famotidine, Amoxicilline, … nhưng chẳng hiểu sao có phải do mãn tính chăng mà cứ khi hết thuốc xong là đâu lại hoàn đó. Nhờ bác họ mình làm ở bệnh viện y học cổ truyền quân đội khuyên bố mình ăn nghệ trộn với mật ong hoặc ăn bánh mì chấm với mật ong hàng ngày nên từ từ bố mình đã bớt đau (theo nhiều người nói thì ăn nghệ không sẽ không có tác dụng nhiều khi trộn thêm mật). Công thức làm mật ong với nghệ rất đơn giản: Nghệ tươi xắt lát mỏng đem phơi khô rồi xay nhuyễn ra như bột, sau đó trộn thêm mật ong cho sệt sệt ăn hàng ngày. Mặc dù ăn uống điều độ và đều đặn vậy mà bệnh vẫn không thể dứt điểm hẳn. Mỗi lần từ cuộc họp quan trọng của công ty về là cảm giác đau nhói, đại tiện ra phân đen cứ dai dẳng cả tuần liền. Cả nhà lo lắng quá nên một lần nữa đi gặp lại bác sỹ ở bệnh viện y học cổ truyền, bác sỹ đã giới thiệu GS. TSKH. Đái Duy Ban qua số điện thoại 04 62754799 là người rất giỏi chữa bệnh về dạ dày. GS đã đưa thuốc cho mình uống. Bố mình uống đủ liều trong vòng 03 tháng thì thấy thuốc có tác dụng tốt. Sau khi hết thuốc cho đến tận 4 tháng sau đó, bố mình vui mừng liên tục thông báo cho cả nhà biết không thấy bị đau gì cả. Cả nhà mình đã gặp GS. Ban thì GS có bảo thuốc này không những giảm loét, giảm đau, giảm lượng tiết và độ acid dịch vị, tăng lượng chất nhày trong dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn chống co thắt cơ trơn, chống viêm, bớt ợ chua và làm vết loét se lại. Ngoài những việc phải làm, bố mình vẫn điều độ và dùng các đồ ăn thức uống từ thiên nhiên để giúp hệ tiêu hóa của bố mình hoạt đông tốt như theo sách của GS. Ban http://www.vinabook.com/cac-hoat-chat-tu-nhien-phong-chua-cac-benh-he-tieu-hoa-m11i21816.html. Từ 1 năm trở lại đây, xí nghiệp bố mình phụ trách kinh doanh khó khăn vì khủng hoảng kinh tế, nhiều hôm phải thức trắng đêm vậy mà ơn trời, bố mình không bị cơn đau hành hạ như xưa nữa. GS. Ban cũng khuyên: 
Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chánh trong chế độ dinh dưỡng đối với ngưòi bị rối loạn tiêu hoá, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt. Ở đây, những thức ăn nầy có 3 tác dụng quan trọng. (1) Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá các chất, cho việc tiêu hoá thức ăn. (2) Hạt thô có nhiều chất chống oxy hoá quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày. (3) Nghiên cứu gần đây còn cho biết ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỷ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính. Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hoá cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẳn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước soup, nước canh trong bửa ăn. Bù lại, cách xa bửa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh soup. Năm 1958, nghiên cứu của Viện Quân Y 108 (Hà Nội) cho biết uống nước ép hoa quả có tác dụng điều hoà sự co bóp ở dạ dày và kích thích sự tái tạo các tế bào màng nhày để chữa vết loét. Kết quả nầy cũng phù hợp với những nghiên cứu gần đây của những nhà khoa học phương Tây về tác dụng chống lại các gốc tự do, chống viêm và chống nhiễm khuẩn của những chất chống oxy hoá trong nhiều loại rau quả nhất là những rau quả sậm màu, màu vàng, tím hoặc màu đỏ. 
Không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ khó tiêu hoá. Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp có lượng chất béo bão hoà cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh. Ngược lại, ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng Magnesium, Selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả. Ngoài ngũ cốc thô, người bệnh có thể ăn thêm cá và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3 hửu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý. 
Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bửa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày. Chuối xanh có những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy ở thành trong dạ dày. Lớp tế bào nầy tăng sinh nhanh chóng để chống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại. Đông y có cách dùng chuối xanh trị bệnh dạ dày như sau. Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột, bỏ vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8g. 
Vận động. 
Theo Đông y, “Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”. Khí hoá của Tỳ Vị chỉ được kích hoạt và hoạt động điều hoà trong điều kiện có sự vận động của tứ chi hoặc cơ bắp. Vận động không chỉ giúp khí huyết lưu thông, nâng cao sức miễn dịch, kích thích tiêu hoá mà còn có thể làm sơ tiết Can khí. Một nét đặc thù có hại của lối sống hiện đại ngày nay là nhiều lo âu nhưng lại ít vận động thể lực. Ở một người bình thường, không quen thực hành những bài tập thiền hoặc thư giãn, chính vận động lại là yếu tố cần thiết để giải toả căng thẳng tâm lý cũng như những uất trệ khí huyết để giữ gìn sức khoẻ. Ở nhiều nơi người ta có cách tạo ra những phòng tập để giúp khách hàng vào đó hả giận, xả stress. Phòng tập được thiết kế nhiều hình nộm với mẫu mả khác nhau. Bạn có thể đến đó và tha hồ đấm đá vào một đối tác tưỡng tượng nào đang làm cho bạn tức giận! Chỉ năm mười phút sau, uất khí sẽ tan biến. Còn có một cách đơn giản và ôn hoà hơn. Tập aerobic hoặc thực hành đi bộ. Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần. Nghiên cứu cho thấy đi bộ có thể giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá. Hơn nữa, đi bộ còn làm cho cơ thể tiết ra chất dopamin và serotonin có thể giúp giảm stress và dẫn đến thư giãn cơ bắp, thư giãn thần kinh. 
Phất thủ liệu pháp. Phất thủ liệu pháp (PTLP) còn gọi là phương pháp lắc tay, là một phương pháp khí công đơn giản, cũng có thể xem là một hình thức thiền động. Ngoài việc kích hoạt thăng giáng ở các đường kinh để thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông khí huyết, các động tác lắc tay liên tục và đều đặn có tác dụng làm gia tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hoá và điều hoà thần kinh giao cảm. Do đó, tập PTLP 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 20 đến 30 phút sẽ đáp ứng rất tốt quá trình chữa rối loạn tiêu hoá hoặc viêm loét dạ dày. Nên tập liền sau các bửa ăn, động tác lắc tay gây trung tiện hoặc ợ hơi nhiều lần sẽ giải quyết nhanh chóng triệu chứng đầy bụng và tạo điều kiện chữa lành các vết loét. 
Ngoài ra, nếu có điều kiện, mỗi ngày nên dành ra khoảng 10 đến 15 phút để tập một số động tác Yoga. Các động tác cúi, ngửa ở vùng bụng như các thế rắn hổ mang, thế đầu tựa gối, thế căng giãn lưng . . có thể giúp thư giãn cơ và thần kinh, điều hoà hoạt động nội tiết và tăng cường hoạt động khí hoá ở vùng trung tiêu để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá.
Bác sĩ dạ dày

Chữa và điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Tôi đi nội soi, thấy kết quả ghi viêm xung huyết hang vị, cũng có mua thuốc uống, nhưng lâu lâu vẫn thấy khó chịu và ăn không tiêu. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp về bệnh này. Chân thành biết ơn! 

- Trả lời: Khi bạn có các triệu chứng của viêm dạ dày như: đau ở vùng thượng vị (dưới mõm ức), đau có liên quan đến bữa ăn như đau khi đói hay khi ăn no, ợ hơi hay ợ chua hay ợ nóng, cảm giác đầy bụng sau ăn, cảm giác nóng rát ở thượng vị... thì các bác sĩ thường chẩn đoán là viêm dạ dày. Với phát hiện sinh bệnh mới là viêm dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), do đó các bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân đi soi dạ dày để xác định thương tổn viêm và làm test để chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn HP. Ngoài ra, ở người lớn tuổi nội soi dạ dày còn có mục đích tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày khi có triệu chứng nghi ngờ. Ngoài nguyên nhân viêm dạ dày do vi khuẩn HP thì nguyên nhân sinh bệnh học đã được phát hiện từ trước là viêm dạ dày tăng tiết acid do cơ chế thể dịch và thần kinh X.
Bạn cho biết kết quả soi dạ dày là viêm xung huyết hang vị nhưng không cho biết là có nhiễm vi khuẩn HP hay không? Bạn nên đến khám ở khoa tiêu hóa các bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị tốt hơn. Chúc bạn mau lành bệnh.Bác sĩ Dương Phước Hưng
ĐH Y Dược TP.HCM

Điều trị viêm loét xung huyết hang vị dạ dày

Điều trị viêm loét xung huyết hang vị dạ dày
Xin hỏi Bác Sỹ là tôi bị viêm dạ dày 2 năm nay đã chữa khắp nơi nhưng không hết,nay tôi muốn hỏiị có thể cắt bỏ phần bị viêm đó và sau khi cắt thì nó có ảnh hưởng gì đến cơ thể không.


Trả lời: 
Bệnh viêm dạ dày có  nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân thường gặp có thể là: Dùng quá nhiều rượu, bia, ăn quá no hoặc thức ăn có nhiều gia vị (quá cay, quá chua,...), sử dụng các loại thuốc có hại cho niêm mạc dạ dày như Aspirin, các loại thuốc kháng viêm nonsteroid (Ibuprofen, Diclofenac,...), vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), virus, nấm cũng có thể là nguyên nhân của viêm dạ dày. Ngoài ra viêm dạ dày cũng có thể xảy ra do stress (những lo lắng, bức xúc thường xyên trong cuộc sống,...), sau một chấn thương nặng, sau một ca mổ lớn, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng... Sự trào ngược thường xuyên dịch mật từ tá tràng vào dạ dày cũng có thể gây viêm dạ dày.

 Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm dạ dày, người thầy thuốc sau khi đã khai thác để tìm hiểu nguyên nhân  và dựa vào những triệu chứng thuờng gặp như : đầy hơi, khó tiêu, ậm ạch hay đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, kể cả nôn ra máu,...Một số xét nghiệm cũng cần được làm để góp phần vào chẩn đoán như xét nghiệm máu để biết bệnh nhân có thiếu máu hay không (bệnh viêm dạ dày có thể gây chảy máu rỉ rả dẫn đến thiếu máu kín đáo, chỉ phát hiện được qua xét nghiệm máu), tìm kháng thể HP, nội soi dạ dày để biết niêm mạc dạ dày có tổn thương viêm hay không? qua nội soi dạ dày có thể lấy một mẫu nhỏ niêm mạc dạ dày để làm xét nghiệm xem có nhiễm HP hay không? Nội soi dạ dày là xét nghiệm có tính chất gần như quyết định cho chẩn đoán "viêm dạ dày". Bệnh viêm dạ dày có những triệu chứng lâm sàng giống với một số bệnh khác như: sỏi túi mật có triệu chứng, sỏi ống mật chủ chưa có biến chứng,... vì thế siêu âm bụng tổng quát để loại trừ hoặc phát hiện kèm theo những bệnh lý vừa nêu cũng rất cần thiết.
Việc điều trị viêm dạ dày hiệu quả đòi hỏi  người thầy thuốc phải có chẩn đoán chính xác và người bệnh  phải kiên trì và hợp tác với thầy thuốc tốt,  bởi vì để điều trị khỏi một trường hợp viêm dạ dày người bệnh phải dùng thuốc và theo dõi liên tục trong một thời gian từ nhiều tuần đến nhiều tháng.Các loại thuốc thường được sử dụng: trung hòa acid dịch vị, băng niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị... Nếu có nhiễm HP thì các thầy thuốc sẽ dùng thêm các thuốc kháng sinh để diệt HP.  Tuy nhiên điều trị viêm dạ dày nếu chỉ dùng thuốc không thôi vẫn chưa đủ vì thuốc chỉ giúp làm chóng lành những sang thương viêm ở niêm mạc dạ dày chứ không giúp loại bỏ những nguyên nhân như đã nêu trên đây (ngoại trừ các nguyên nhân có thể diệt được bằng thuốc như vi khuẩn, nấm...), mà muốn điều trị triệt để bệnh viêm dạ dày thì phải loại bỏ được nguyên nhân đã gây ra viêm. Trên thực tế người bệnh giữ vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân và đặc biệt là loại bỏ nguyên nhân của viêm dạ dày ( như kiêng rượu, bia, café, thuốc lá, giảm stress,…).Ngoài ra nên nhớ rằng viêm dạ dày là một bệnh có thể tái phát. Khi bệnh tái phát sự điều trị sẽ phải làm lại từ đầu.
Theo tôi, bạn nên đến khám bệnh của bạn lại tại một bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hoá để có chẩn đoán chính xác, điều trị và theo dõi hợp lý. Phẫu thuật chỉ áp dụng đối với trường hợp ung thư dạ dày thôi bạn ạ! Trường hợp của bạn cần được theo dõi và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị.
Chúc bạn mau lành bệnh.

(Thanh Sang)

Biểu hiện của bệnh đau viêm dạ dày là như thế nào ?

Biểu hiện của bệnh đau viêm dạ dày là như thế nào ?
Tôi đang có hiện tượng ợ hơi buồn nôn, bụng đau ngâm ngẩm không biết có phải đó là triệu chứng của viêm  dạ dày không nữa. Ai từng có những triệu chứng như vậy có thể cho mình biết như vậy có phải đang bị viêm dạ dày không. Mình hiện đang rất đau muốn biết có phải là mình đang bị đau dạ dày không ?cảm ơn mọi người .

Độc giả: Trần Minh Châu

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày

Ðau bụng là một triệu chứng thông thường. Hầu như ai cũng bị ít nhất đau bụng vài lần mỗi năm. Ða số chỉ đau một lần rồi mất đi “chợt đến rồi đi” như bệnh giả đò. Tuy nhiên có nhiều người đau liên miên ngày này qua tháng nọ khiến cho long thể bất an đời mất vui. Ðau bụng tuy thông thường xảy ra nhưng định bệnh hay là lý do làm đau bụng đôi khi rất khó đoán vì theo đông y thì bụng có “tam phủ, ngũ tạng”, còn theo tây y thì bụng chứa đựng nhiều bộ phận khác nhau nào là bao tử (stomach), tụy tạng (pancreas), gan (liver), thận (kidneys), ruột non (small intestine), ruột già (large intestine), lá lách (spleen), và các bộ phận nhỏ và lủng củng khác (hình 1). Vì thế cho nên khi định bệnh để tìm lý do làm cho đau bụng thường có thể là hơi khó mà ngay các bác sĩ đôi lúc sau khi khám bệnh và làm đủ mọi thử nghiệm, chụp hình cũng phải gãi đầu bấm độn vì không đoán ra bệnh.

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày
ảnh minh họa

Các bộ phận trong bụng không có hệ thống thần kinh phức tạp như của da (Discrimation touch sense), cho nên khi đau bụng không nhất thiết là phải đau đúng chỗ theo vị trí của bộ phận “nằm đâu đau đó”.

Vì người Việt mình hay đau bao tử và bao tử là một bộ phận lớn trong bụng cho nên khi bị đau bụng là họ cho ngay là đau bao tử. Nhiều người khi đi khám bệnh đau bụng cứ khai với bác sĩ là mình bị đau bao tử mặc dầu chưa bao giờ thử nghiệm hay xác định bệnh bởi bác sĩ nào là mình bị đau bao tử thật sự hay có thể đau gì khác. Nên nhớ đau bao tử làm cho mình bị đau bụng nhưng đau bụng không có nghĩa là đau bao tử.

Khi định bệnh đau bụng, bác sĩ thường dựa theo vị trí của chỗ đau, triệu chứng của cách đau, thời gian đau cũng như các triệu chứng phụ khác và để xác định bệnh bác sĩ có thể cần phải thử nghiệm hay chụp hình.

Bác sĩ thường chia vùng bụng ra thành bốn vùng chiến thuật (hình 2) để định bệnh:

1. Ðau bụng phía trên phía trái - thường là đau bao tử, tụy tạng, thận trái và ruột:

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày


- Ðau bao tử: thường là bệnh nhân cảm thấy đau xót xa giống như bị chà ớt, nóng bụng như phỏng lửa, hay thường cảm thấy đói, thường là đói đau nhiều hơn. Ăn vô giúp cho đỡ đau nhưng sau khi ăn cảm thấy đầy hơi sình bụng. Bệnh nhân có thể cảm thấy nhợn, đôi khi ói, thường là đau vào lúc đêm hay gần sáng. Họ có thể phải thức dậy để ăn cho bớt đau. Các đồ ăn như cà phê, trà, bạc hà, các chất chua cay có thể làm đau nhiều hơn. Muốn định bệnh này bác sĩ cần phải chụp hình bao tử, ruột với huỳnh quang (barium) hay nội soi (endoscopy).

- Ðau tụy tạng (pancreas): gồm có sưng hay ung thư tụy tạng. Thường là đau dữ dội và liên tục cả mấy tiếng đồng hồ đôi khi cả ngày. Ðau thường là bên trái và đau thấu ra sau lưng. Bệnh nhân có thể bị ói mửa, ăn không được và bị đau hơn sau khi ăn. Ðịnh bệnh bằng thử máu hay chụp hình CT scan hay siêu âm (ultrasound).
- Ðau thận trái: thường là bắt đầu đau từ phía sau lưng trái và lan ra phía trước bụng bên trái. Ðau thận thường là đau rất dữ dội. Bệnh nhân có thể khụy xuống, không đi được và đau thường kéo dài vài tiếng đồng hồ. Bệnh nhân thường đi tiểu ra máu hay nóng sốt nếu bị đau sạn thận hay nhiễm trùng thận.

2. Ðau vùng bụng trên bên phải và chấn thủy - thường gồm có đau túi mật, ống mật, đau gan, ung thư gan, đau ruột già, thận phải:

- Túi mật/Ống dẫn mật: bệnh này thường do sạn trong túi mật làm cho túi mật hay ống dẫn mật bị sưng, đóng nghẽn lại hay nhiễm trùng. Bệnh nhân thường hay bị đau thắt ở chấn thủy và vùng bụng bên phải. Ðau thường liên tục kéo dài vài tiếng đồng hồ và biến mất đi. Cơn đau thường tới rồi đi cách nhau vài ngày, vài tháng đôi khi cả vài năm. Bệnh nhân thường đau sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn với nhiều đồ ăn béo mỡ. Khi đau đôi khi bệnh nhân có thể bị ói mửa, nóng sốt và lạnh (triệu chứng bị nhiễm trùng) và vàng da (ống mật bị nghẽn lại). Bệnh này xác định bằng cách thử máu và siêu âm, chụp hình gan và hệ thống ống mật.

- Ðau gan/Ung thư gan: trái với quan niệm của số đông, sưng gan và chai gan ít khi làm đau. Ung thư gan cũng vậy. Thường bêänh nhân cảm thấy đau nhè nhẹ hay cảm thấy khó chịu, hay nằng nặng ở phía bụng phải. Sự khó chịu này thường kéo dài liên tục qua ngày tháng cho tới khi bệnh trở nặng mới làm đau, làm vàng da, ói mưœa. Ðịnh bệnh bằng thử máu và chụp hình bằng siêu âm hay CT scan.

- Ðau thắt ruột già: thường bệnh nhân cảm thấy đau quặn bụng như ruột bị cuốn lại, bụng bị sình, đầy hơi và có thể phùng to lên. Cơn đau thường đi chung và giảm bớt sau khi bệnh nhân đi cầu hay làm “sấm động Giang Nam” (tức phát trung tiện). Bệnh nhân thường hay có triệu chứng ỉa chảy, táo bón đi hùn chung với bệnh này.

- Ðau thận phải: giống như đau thận trái nhưng cơn đau nằm ở vùng lưng và vùng bụng phải.

3. Ðau bụng phía dưới trái - thường là vì đau sưng ruột già, co thắt ruột già, đau đường tiểu; phái nữ thì còn thêm xoắn buồng trứng, đau buồng trứng, đau tử cung (fibroid, endometriosis):

- Ruột già: gồm có bệnh co thắt ruột già hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, sưng màng ruột già (Diverticulitis, colitis) hay ung thư ruột già (colon cancer). Các bệnh đau ruột này rất trớ trêu không có một triệu chứng gì đặc biệt cả. Bệnh nhân bị đau quặn như đau đẻ cho tới sình hơi đầy bụng, ỉa chảy; đôi khi có các triệu chứng khác kèm theo như đi cầu ra máu, nóng sốt, phân bị thay đổi nhỏ đi.

- Ðau đường tiểu/Bọng đái: do nhiễm trùng đường tiểu hay sạn. Khi đau thường đau buốt cả vùng bọng đái tức giữa bụng phía dưới rốn. Bệnh nhân thường bị buốt khi đi tiểu, mót tiểu và đái dắt, đi tiểu ra máu. Bệnh này thường được định bệnh bằng cách thử nghiệm nước tiểu. Ðôi khi cần siêu âm thận và đường tiểu.

- Buồng trứng: trứng rụng và bị xoắn lại hoặc bị bọc nước buồng trứng (Ovarian cyst) thường làm đau quặn và đau cấp kỳ. Bướu tử cung (uterus fibroid) và sưng màng tử cung (endometriosis) thì thường là đau đầy bụng, khó chịu và có thể đau lâu dài hơn và thường đau thay đổi có thể theo kinh nguyệt. Ung thư buồng trứng cũng là cho đau bụng dưới.

- Ðau ruột thòng: thường là đau ở ngay háng và chạy xuống dưới ngọc hoàn (hòn bi). Ðau nhiều hơn khi cử động mạnh nhất là làm công việc sử dụng tới bắp thịt bụng như khuân vác nặng, ho, hắt xì hơi.

4. Ðau bụng bên phải dưới - gồm các bệnh và triệu chứng như đau bụng dưới bên trái nhưng thêm vào đó là sưng ruột dư (appendicitis):

Ðau ruột dư: thường là đau cấp kỳ và đau bất thình lình. Bệnh nhân cảm thấy bị là đau quặn hoặc giống như bị vật gì đè lên bụng. Bắt đầu đau nhè nhẹ và cơn đau tăng theo thời gian. Ðôi khi cơn đau có thể bắt đầu từ chấn thủy hay giữa rốn rồi mới chạy xuống vùng bụng bên phải. Ðau ruột dư là đau cấp kỳ trong vòng 24-72 tiếng đồng hồ bệnh nhân sẽ bị đau nhiều hơn, bị nóng sốt và ói mưœa. Bệnh nhân cần phải mổ cấp thời nếu không chỗ ruột dư sẽ bị thối và làm mủ hay bị bể ra thì khó mổ và chữa trị nhiều hơn. Ðịnh bệnh thường dựa vào khám bệnh của bác sĩ, thử máu, thử nước tiểu sẽ giúp phần định bệnh. Bệnh này đơn giản, dễ định bệnh nhưng cũng dễ định trật. Sưng ruột dư không có làm cho bị đau kinh niên.

Ða số đau bụng không có làm nguy hại cấp tính tới tính mạng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên nếu bị đau bụng lâu dài hay đau bụng mà có thêm các triệu chứng khác như xuống cân, nóng sốt, ói mửa, ói ra máu, đi cầu ra phân đen hay ra máu, hay bị vàng da thì nên tham khảo với bác sĩ liền

Bệnh viêm loét dạ dày mãn tính có chữa được không ?

Bệnh viêm loét dạ dày mãn tính có chữa được không
Các bạn cho mình hỏi là ba mình bị viêm loét dạ dày mãn tính nhiều năm nay rồi , Ba mình chữa cũng khá nhiều nơi rồi nhưng đâu vẫn hoàn đó . Mọi người có ai bị bệnh này có thể tư vấn cho mình nếu bị viêm loét dạ dày mãn tính rồi thì liệu có chữa được không hả mọi người . Rất mong mọi người tư vấn .


Độc giả: Thanh Tuấn 

Bệnh dạ dày với tình trạng gia tăng của trẻ em

Các nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi T.Ư cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị bệnh dạ dày đang gia tăng. Mỗi tháng, bệnh viện này tiếp nhận và điều trị cho khoảng 200 bệnh nhi bị các bệnh liên quan đến dạ dày. Đáng báo động là tình trạng trẻ em bị bệnh dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori (Hp) rất cao.

Đau dạ dày do stress và nhiễm vi khuẩn


Nằm trên giường bệnh, cậu bé Nguyễn Quốc Thắng (11 tuổi, ở Hà Nội) nhăn mặt, tay ôm bụng vì những cơn đau dội đến liên tục. Chị Lê Bích Liễu, mẹ Thắng cho biết, từ 1 tuần nay, Thắng liên tục đau đầu, chóng mặt, choáng váng, da xanh nhợt nhạt.

[IMG]

Thấy con xanh xao, nên gia đình đưa Thắng đến Bệnh viện Huyết học và Truyền máu T.Ư, vì nghĩ con thiếu máu. Qua thăm khám, bác sĩ xác định Thắng bị thiếu máu nên truyền máu và cho chuyển sang Bệnh viện Nhi T.Ư kiểm tra tổng thể. Tại đây các bác sĩ xác định Thắng bị xuất huyết đường tiêu hóa, viêm loét hành tá tràng.

Thắng là trường hợp may mắn hơn nhiều so với bệnh nhi N.V.T (ở Bắc Ninh) vì đến bệnh viện điều trị sớm. Bệnh nhi T. nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì bị xuất huyết dạ dày với khối lượng máu lên tới 1 lít.
Trước đó nửa tháng, khi thấy con kêu đau bụng âm ỉ, gia đình nghĩ bé bị đau bụng giun nên cho uống thuốc tẩy giun. Tuy nhiên, những cơn đau không giảm mà tăng dần lên, khi thấy T. đau quằn quại, gia đình vội đưa đến Bệnh viện Nhi T.Ư. Các xét nghiệm cho thấy, bé T. bị xuất huyết dạ dày nặng.
Trẻ bị đau dạ dày do stress (căng thẳng), lo âu không phải là hiếm gặp. Chị H.M.H. (Hà Nội) cho biết, thấy các bạn cùng lớp con học thêm nhiều nên chị cũng cho con là bé M.A.T. (10 tuổi) học thêm mấy môn.
Đã học thì phải ăn để đảm bảo sức khỏe, chị H. nghĩ như vậy. Vì thế, một ngày T. hết ăn lại học, học lại ăn. Nhiều khi hai ca học gần nhau nên hai mẹ con lại ra quán ăn rồi vào lớp. Nỗi ám ảnh ăn và học khiến bé T. bị stress.
Chị H. cho biết, nhiều khi phải dọa nạt, quát mắng để bé ăn cho hết suất. Bác sĩ Bùi Thu Hương – Phụ trách Khoa Tiêu hóa cho biết, khi bị stress, trẻ có nguy cơ bị ợ, gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, tức là a-xít trong dạ dày trào lên thực quản gây ợ nóng, trào lên họng sẽ gây ho. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây viêm loét dạ dày.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Út- Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, vi khuẩn gây bệnh dạ dày ở trẻ em cũng giống như ở người lớn, là loại vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), thường phát tán trong môi trường, sau đó bằng nhiều cách xâm nhập vào thực phẩm rồi vào cơ thể con người gây bệnh.
Theo nghiên cứu của thạc sĩ Út, có tới 70% số trẻ bị bệnh do vi khuẩn Hp, tức là do ăn uống những thực phẩm nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn có trong nước bọt, lợi và chân răng của con người. Các bác sĩ cảnh báo, việc người lớn không biết bản thân mắc vi khuẩn Hp mà nhai thức ăn rồi mớm cho trẻ ăn cũng dễ dàng làm bé bị lây bệnh.
Bác sĩ Bùi Thu Hương cho biết, phụ huynh thúc ép trẻ học hành, ăn đủ khẩu phần tạo cảm giác căng thẳng, ăn không ngon, học không vào đầu đối với trẻ, khiến trẻ luôn rơi vào trạng thái lo lắng thái quá dễ dàng dẫn tới những cơn đau bụng tăng dần. Đây là biểu hiện ban đầu của bệnh dạ dày.
Dễ bị bỏ qua

Hiện nay, đau dạ dày là bệnh đứng đầu trong các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không nghĩ trẻ có dấu hiệu của bệnh đau dạ dày vì nghĩ chỉ người lớn mới mắc bệnh này.
Bác sĩ Hương cho biết, một số trẻ bị đau dạ dày có biểu hiện đau bụng âm ỉ, có khi kéo dài đến vài tháng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ có các cơn đau cấp tính như đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Ở trẻ em, thường cơn đau diễn ra khắp bụng chứ không chỉ đau vùng thượng vị như người lớn nên cha mẹ thường không nghĩ tới việc con mình đau dạ dày.
TS Nguyễn Việt Hà – Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho hay, theo các nghiên cứu trên thế giới, ở trẻ em tỷ lệ nhiễm Hp có chỉ định làm nội soi chiếm 17 – 68%. Tại Việt Nam, trẻ nhiễm Hp chiếm 50% trong số các trẻ có chỉ định làm nội soi. Còn lại là các bệnh lý dạ dày tá tràng không do nhiễm Hp.
Theo TS Hà, triệu chứng lâm sàng bệnh lý dạ dày tá tràng ở trẻ em thường không rõ ràng. Chủ yếu là đau bụng tái diễn, nôn hoặc buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó tiêu. Một số trẻ có biểu hiện loét dạ dày tá tràng sẽ có đau bụng vùng thượng vị khi đói, đau về đêm làm trẻ thức giấc, thiếu máu, nôn ra máu. Mọi trẻ em đều có thể mắc bệnh lý dạ dày tá tràng. Với bệnh lý do nhiễm Hp, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ở trẻ em tăng dần theo tuổi.
Viêm loét dạ dày tá tràng làm trẻ không ăn uống được do nôn trớ hoặc chậm tăng cân. Đau bụng tái diễn và kéo dài ảnh hưởng đến các sinh hoạt bình thường của trẻ. Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm, kịp thời sẽ là nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa sau này.
Hơn 50% bệnh nhi kháng thuốc

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhi, các bác sĩ nhận thấy có tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ em mắc bệnh lý dạ dày do nhiễm Hp. Tỷ lệ kháng kháng sinh ở trẻ em Việt Nam rất cao, cụ thể là 50,9% với thuốc Clarithromycin và 65,3% với thuốc Metronidazole. Đây là hai thuốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng do nhiễm Hp.

Điều trị viêm dạ dày với quả sung

Điều trị viêm dạ dày với quả sung

Quả sung có nơi còn gọi là văn tiên quả, ánh nhật quả, thiên sinh tử hay vô hoa quả. Theo Đông y quả sung có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng tiêu thũng giải độc, nhuận tràng thông tiện, nhuận phế lợi hầu, kiện tỳ ích vị, tiêu viêm.
Chữa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng: Dùng quả sung sao khô, tán bột. Ngày dùng 6 - 9g pha uống với nước ấm. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần.
Chữa bệnh kiết lỵ: tùy theo độ tuổi dùng nhiều hay ít quả sung, sắc kỹ với nước, cho thêm chút đường cho dễ uống. Nếu không có quả sung thì có thể dùng lá sung tươi rửa sạch, sắc uống.
Trị chứng táo bón: Lấy 10 quả sung tươi bổ đôi, một đoạn ruột già lợn rửa sạch, 2 thứ đem hầm nhừ cho thêm gia vị, ăn trong ngày. Hoặc ăn 3 - 5 quả sung chín mỗi ngày cũng cho kết quả tốt
Chữa trĩ ra máu, sa trực tràng: Dùng 10 quả sung tươi hầm nhừ với một đoạn ruột già lợn ăn. Hoặc dùng 6g quả sung tươi, 9g rễ thị sắc uống. Nếu không có quả sung có thể dùng lá sung sắc lấy nước ngâm, xông khoảng 30 phút cũng có tác dụng
Trị viêm khớp: lấy 2 - 3 quả sung tươi rửa sạch thái nhỏ tráng với trứng gà ăn. Hoặc sung tươi hầm với thịt lợn nạc ăn.
Trị mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột mịn rắc lên vết thương
Trị chứng viêm họng: Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn, cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngâm hằng ngày.
Trị chứng ho khan không có đờm: Lấy 50 - 100g quả sung chín, gọt bỏ vỏ đem nấu với 50 - 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
Chữa chứng hen suyễn: Lấy một lượng sung tươi rửa sạch, giã nhuyễn, ép lấy nước uống ngày 1 lần.
Chữa chứng tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa: Lấy 30g quả sung sao hơi cháy. Mỗi ngày dùng 10g hãm khoảng 20 phút với nước sôi trong bình kín, cho thêm ít đường phèn, uống thay trà.


Điều trị viêm loét dạ dày với cam thảo

Trị viêm loét dạ dày với cam thảo
Ngoài được sử dụng như một thức uống giải khát để giải nhiệt cơ thể, cam thảo còn được coi là một cây thuốc trị bách bệnh rất có lợi cho sức khỏe.


Nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit trong việc chữa trị viêm loét dạ dày cho các bệnh nhân.
- Điều trị loét dạ dày: Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày.
 Theo các nghiên cứu thì có 91% các bệnh nhân thành công trong điều trị viêm loét dạ dày bằng cách sử dụng cam thảo. Tuy nhiên, việc điều trị viêm loét dạ dày nên tiếp tục được điều trị thêm từ 8-16 tuần sau khi bệnh khỏi hẳn.
Cam thảo cần được ăn/ hoặc uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn.
Ngoài ra, cam thảo giúp duy trì mức độ axit trong dạ dày từ đó nó kiểm soát trọng lượng cơ thể hiệu quả.
- Điều trị bệnh hô hấp: cam thảo có chất chống dị ứng đó là điều cần thiết để điều trị chứng rối loạn hô hấp ở trẻ em và người lớn.
-Tác dụng chống viêm: cam thảo có chứa nhiều cortisone – một hormone chữa viêm và dị ứng rất lành tính và không có tác dụng phụ tiêu cực.
- Giảm sốt: Khi kết hợp cùng một số loại thảo dược khác như kinh giới, lá tía tô, cúc tần, kim ngân, gừng.... thì cam thảo giúp hạ nhiệt và giảm sốt, cảm mạo.
- Ngoài những tác dụng phổ biến trên, cam thảo còn được coi là một loại thuốc quý tự nhiên để hỗ trợ điều trị các bệnh như:
- Bệnh mụn giộp sinh dục
- Xơ gan
- Viêm gan
- Viêm khớp
- Hội chứng khó chịu ngày tiền nguyệt san
- Hội chứng mãn kinh
- Giảm đường huyết
- Nhuận tràng
- Lợi tiểu
Cảnh báo:
Với những người bị tăng huyết áp hoặc có các vấn đề về thận thì không nên ăn/ uống cam thảo.
Nguyên nhân là do khi uống cam thảo quá nhiều, nó có thể gây ra tình trạng giữ nước và tăng huyết áp. Nếu bạn đang ở trong hoàn cảnh này thì những tác dụng phụ trên có thể được giảm đi bằng cách tăng liều lượng lớn kali và giảm hấp thụ muối ăn từ chế độ ăn uống hàng ngày!
Với những người bình thường, bạn cũng chỉ nên sử dụng cam thảo ở liều dùng khuyến cáo từ 1 - 2 gram/ rễ cam thảo/ ngày hoặc 0,25-0,5 gam cam thảo đã được trích xuất.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng có chữa được không ?

Viêm loét dạ dày hành tá tràng có chữa được không
Tôi đang là sinh viên năm thứ 4 trường đại học bách khoa, tôi có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng, tôi cũng dùng khá nhiều thuốc và cách chữa trị mà không khỏi. thông qua trang tin bệnh dạ dày tôi muốn hỏi mọi người ai có bí quyết gì hay để có thể chữa khỏi căn bệnh dạ dày này không ?


Độc giả : Nam Cường

Chữa viêm loét xung huyết dạ dày bằng thuốc nam


Chữa viêm loét xung huyết dạ dày bằng thuốc nam
Ăn nhiều ngũ cốc thô và thực hành lắc tay là những giải pháp tốt để chữa viêm loét dạ dày do tác dụng tổng hợp của việc tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá, kháng viêm và điều hoà thần kinh giao cảm.
Triệu chứng.
Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng.  Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.
Nguyên nhân.
Ở một số người, có thể do tiên thiên hay do ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tiêu hoá kém thức ăn hay trệ đọng dễ sinh ra hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày.  Thấp nhiệt uất kết làm khí trệ huyết ứ, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét.
Trong thời đại công nghiệp, cuộc sống nhiều áp lực, con người thường phải gánh chịu nhiều căng thẳng, lo âu. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài tác động xấu lên hệ thần kinh thực vật làm rối loạn hoạt động tiết dịch và vận động ở dạ dày.  Điều nầy cũng làm rối loạn tiêu hoá, ăn kém, ăn không tiêu, thức ăn trệ đọng cũng dễ dẫn đến viêm loét.  Ngày nay, nhiều nền y học đều công nhận những cảm xúc tiêu cực, thường gọi là stress, là một yếu tố gây bệnh quan trọng.  Theo Đông y, Can chủ sơ tiết, những cảm xúc khó chịu khiến Can khí không được sơ tiết, Can khí uất kết có thể làm rối loạn nhiều công năng khác nhau.  Tuy nhiên, do “Mộc khắc Thổ”, ảnh hưởng trực tiếp nhất sẽ là Thổ khí, tức khí hoá của Tỳ Vị.  Hiện tượng nầy thường được gọi là Can phạm Vị.  Đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị là bệnh thể hiện ở dạ dày; buồn nôn, ợ chua, có khi đau lan ra hông sườn là biểu hiện của Can Đởm hoả vượng do Can khí không được sơ tiết.
Yếu tố vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP) trong viêm loét dạ dày.
Theo y học hiện đại, bên cạnh một số trường hợp loét gây ra do dùng lâu dài những loại thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen, tác nhân chánh gây ra viêm loét dạ dày hoặc tá tràng là loại vi khuẩn HP.  Nghiên cứu ở Mỹ[i] cho thấy có khoảng 20% số người dưới 40 tuổi  và 50% số người trên 60 tuổi bị nhiễm HP. Ở  những nước hoặc những cộng đồng có điều kiện vệ sinh thấp kém, tỷ lệ dân cư bị nhiễm HP có thể đến 90%.  Tuy nhiên, có rất ít, chỉ khoảng 10 đến 15% số người bị nhiễm có thể phát triển thành bệnh đau dạ dày!   Theo quan điểm chỉnh thể của y học cổ truyền, trong những trường hợp nầy, sự hoà hợp giữa Can và Tỳ và khí hoá bình thường của Tỳ Vị là điều cơ bản.  Nếu giữ được “tâm bình khí hoà” hoặc Tỳ Vị vững mạnh, không có hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày, vi khuẩn nếu có cũng sẽ không có điều kiện để phát triển. 
Mặt khác, y học hiện đại cũng đề cập đến hội chứng rối loạn tiêu hoá liên quan đến bệnh tâm thể.   Gọi là bệnh tâm thể vì bệnh  chỉ liên quan đến những yếu tố tâm lý.  Người bệnh cũng có một số triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày như đầy bụng, ăn kém, đau vùng thượng vị, . . Tuy nhiên, qua xét nghiệm, người ta không thấy loét hoặc không tìm được HP trong ống tiêu hoá.  Thực ra, rối loạn chức năng tiêu hoá do yếu tố tâm lý chỉ là giai đoạn đầu của cùng một chứng bệnh, cùng một nguyên nhân, chỉ khác ở mức độ phát triển.  Nếu không được giải quyết, rối loạn khí hoá ban đầu sẽ dẫn đến tổn thương thực thể.  Ngoài ra, vi khuẩn HP không phải là điều kiện tất yếu trong các chứng đau dạ dày.  Được biết, có khoảng 80% số người bị viêm loét có nhiễm HP.  Cũng có nghĩa là một số người bị viêm loét mà không nhiễm HP.  Do đó, trong một số trường hợp, nếu không giải trừ được nguyên nhân, hoặc thấp nhiệt ở dạ dày hoặc những căng thẳng về tâm lý, việc lạm dụng những loại kháng sinh sẽ không trừ được bệnh mà còn có nguy cơ tạo ra những dòng vi khuẩn có tính đề kháng ngày càng cao đối với những loại thuốc nầy.
Cách chữa.
Viêm loét dạ dày thuộc phạm vi các chứng Vị quản thống của y học cổ truyền.  Tuỳ theo mức độ tiến triển của bệnh, phép chữa thường bao gồm các phương dược nhằm sơ Can, lý khí, kiện Tỳ hoặc hoạt huyết, hoá ứ tiêu viêm. Tuy nhiên, phạm vi bài nầy sẽ chỉ đề cập đến những biện pháp tự nhiên để người bệnh có thể tự vận dụng được.
Chế độ ăn uống.
Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chánh trong chế độ dinh dưỡng đối với ngưòi bị rối loạn tiêu hoá, kể cả loét dạ dày.  Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt. Ở đây, những thức ăn nầy có 3 tác dụng quan trọng. (1) Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá các chất, cho việc tiêu hoá thức ăn.  (2) Hạt thô có nhiều chất chống oxy hoá quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.  (3) Nghiên cứu gần đây còn cho biết ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỷ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính.  Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hoá cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẳn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước soup, nước canh trong bửa ăn.  Bù lại, cách xa bửa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh soup.  Năm 1958, nghiên cứu của Viện Quân Y 108[iii] (Hà Nội) cho biết uống nước ép hoa quả có tác dụng điều hoà sự co bóp ở dạ dày và kích thích sự tái tạo các tế bào màng nhày để chữa vết loét.  Kết quả nầy cũng phù hợp với những nghiên cứu gần đây của những nhà khoa học phương Tây về tác dụng chống lại các gốc tự do, chống viêm và chống nhiễm khuẩn của những chất chống oxy hoá trong nhiều loại rau quả nhất là những rau quả sậm màu, màu vàng, tím hoặc màu đỏ.  
 Không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ khó tiêu hoá.  Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp có lượng chất béo bão hoà cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh.  Ngược lại, ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng Magnesium, Selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả.  Ngoài ngũ cốc thô, người bệnh có thể ăn thêm cá và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3 hửu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý.
Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bửa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày.  Chuối xanh có những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy ở thành trong dạ dày.  Lớp tế bào nầy tăng sinh nhanh chóng để chống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại.  Đông y có cách dùng chuối xanh trị bệnh dạ dày như sau.  Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột, bỏ vào lọ đậy kín.  Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8g.
Vận động.
Theo Đông y, “Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”.  Khí hoá của Tỳ Vị chỉ được kích hoạt và hoạt động điều hoà trong điều kiện có sự vận động của tứ chi hoặc cơ bắp.  Vận động không chỉ giúp khí huyết lưu thông, nâng cao sức miễn dịch, kích thích tiêu hoá mà còn có thể làm sơ tiết Can khí.  Một nét đặc thù có hại của lối sống hiện đại ngày nay là nhiều lo âu nhưng lại ít vận động thể lực.  Ở một người bình thường, không quen thực hành những bài tập thiền hoặc thư giãn, chính vận động lại là yếu tố cần thiết để giải toả căng thẳng tâm lý cũng như những uất trệ khí huyết để giữ gìn sức khoẻ.  Ở nhiều nơi người ta có cách tạo ra những phòng tập để giúp khách hàng vào đó hả giận, xả stress.  Phòng tập được thiết kế nhiều hình nộm với mẫu mả khác nhau.  Bạn có thể đến đó và tha hồ đấm đá vào một đối tác tưỡng tượng nào đang làm cho bạn tức giận! Chỉ năm mười phút sau, uất khí sẽ tan biến.  Còn có một cách đơn giản và ôn hoà hơn.  Tập aerobic hoặc thực hành đi bộ.  Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần.  Nghiên cứu cho thấy đi bộ có thể giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá.  Hơn nữa, đi bộ còn làm cho cơ thể tiết ra chất dopamin và serotonin có thể giúp giảm stress và dẫn đến thư giãn cơ bắp, thư giãn thần kinh.
Phất thủ liệu pháp. Phất thủ liệu pháp (PTLP) còn gọi là phương pháp lắc tay, là một phương pháp khí công đơn giản, cũng có thể xem là một hình thức thiền động.  Ngoài việc kích hoạt thăng giáng ở các đường kinh để thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông khí huyết, các động tác lắc tay liên tục và đều đặn có tác dụng làm gia tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hoá và điều hoà thần kinh giao cảm.  Do đó, tập PTLP 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 20 đến 30 phút sẽ đáp ứng rất tốt quá trình chữa rối loạn tiêu hoá hoặc viêm loét dạ dày.  Nên tập liền sau các bửa ăn, động tác lắc tay gây trung tiện hoặc ợ hơi nhiều lần sẽ giải quyết nhanh chóng triệu chứng đầy bụng và tạo điều kiện chữa lành các vết loét.
 Ngoài ra, nếu có điều kiện, mỗi ngày nên dành ra khoảng 10 đến 15 phút để tập một số động tác Yoga. Các động tác cúi, ngửa ở vùng bụng như các thế rắn hổ mang, thế đầu tựa gối, thế căng giãn lưng . .  có thể giúp thư giãn cơ và thần kinh, điều hoà hoạt động nội tiết và tăng cường hoạt động khí hoá ở vùng trung tiêu để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá
Từ khóa : thuốc chữa bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng, viêm hang vị dạ dày, chữa bệnh dạ dày bàng thuốc nam

Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày có chữa được không ?

Ba tôi bị viêm xung huyết hang vị dạ dày nhiều năm nay rồi, tôi rất thương ba tôi, cho hỏi mọi người bệnh viêm xung huyết hang vị có chữa được không ? Ba tôi cũng chữa rất nhiều nơi rồi nhưng hiệu quả không thấy đâu, có nơi ướng đỡ một thời gian xong lại tái phát . Cảm ơn mọi người.



Độc giả: Hoàng Văn Thái

Bài thuốc hay chữa viêm loét dạ dày hiệu quả



Ngoài tác dụng là món trái cây được nhiều người yêu thích, bưởi còn được dùng trong y học cổ truyền với công dụng chữa nhiều chứng bệnh.






bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Bưởi là loại quả có tác dụng chữa đau dạ dày hữu hiệu
Lá bưởi tươi chữa viêm loét dạ dày: có tác dụng sát khuẩn, tinh dầu từ lá bưởi chữa được cảm cúm, sốt, ho, nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, không ra mồ hôi. Dùng 50g lá bưởi, lá tre, lá hương nhu, lá sả mỗi thứ 20g. Cho tất cả các loại lá trên vào nồi đun sôi kỹ cho người bệnh xông. Những người bệnh già yếu, người sốt, ra nhiều mồ hôi không nên xông.
bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Vỏ quả bưởi phơi khô chữa viêm loét dạ dày: chữa được chứng ăn không tiêu, bụng đầy chướng, ấm ách khó chịu, đau bụng, ho gió, ho cảm: dùng 12g vỏ bưởi, 12 g vỏ quýt khô sao thơm, 3 lát gừng tươi. Đổ 300ml nước vào sắc với các vị trên còn 100ml, chia làm 2 lần, uống nóng trong ngày rất tác dụng.
thuốc chữa viêm loét dạ dày
Nước bưởi tươi chữa viêm loét dạ dày: giúp nhuận tràng, nước ép múi bưởi tươi giải khát, chữa bệnh thiếu vitamin C.
Hạt bưởi tươi chữa viêm loét dạ dày: có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Dùng 100g hạt bưởi tươi để cả vỏ cứng cho vào cốc đổ 200ml nước sôi, đậy kín, ủ trong 2-3 giờ, ta sẽ được một cốc nước đặc sánh trong như bột sắn do hạt bưởi tiết ra. Gạn lấy nước, bỏ hạt uống sau bữa ăn 2 tiếng. Mỗi ngày uống một lần. Làm và uống liên tục đến lúc nào thấy hết đau thì thôi.

Viêm loét dạ dày tá tràng với những dinh dưỡng cần thiết

Bị viêm loét dạ dày nên dùng sữa, trứng vì đây là nguồn đạm có khả năng trung hòa acid. Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp hạn chế tăng tiết dịch dạ dày và trung hòa bớt acid của dạ dày, giảm tác động có hại đến niêm mạc dạ dày:
Viêm loét dạ dày tá tràng với những dinh dưỡng cần thiết
- Nên chia nhỏ bữa ăn (4 – 6 bữa ăn nhỏ trong ngày) vì ăn số lượng ít sẽ làm giảm sự căng dạ dày nên giảm tiết acid dạ dày.

- Nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.

- Cần ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột năng, cơm, bánh quy…

- Nên dùng sữa, trứng vì đây là nguồn đạm có khả năng trung hòa acid; chất béo trong sữa, trứng có tác dụng ức chế tiết dịch dạ dày đồng thời làm tăng thời gian lưu thức ăn trong dạ dày.

- Thức ăn nên nấu mềm, hầm nhừ hoặc nếu cần thì cắt nhỏ, nghiền nhuyễn, cần ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, thức ăn cùng với acid sẽ nhanh chóng được đưa xuống ruột non.

- Chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ) được khuyên sử dụng vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

- Tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái… trong thời gian đau cấp tính. Rau lá nên chọn ăn lá non, mềm như rau đay, rau mồng tơi, dền…

- Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn…

- Tránh dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

- Không ăn quá nhiều canh cùng bữa cơm vì làm căng dạ dày gây tiết acid.

- Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay để tăng lượng máu đến dạ dày và để không làm nặng hơn tổn thương viêm loét đã có.

- Một số thức ăn chiên có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày.

- Hạn chế các loại rau sinh hơi như súp lơ xanh, bắp cải, củ hành, cải hoa, dưa leo, tiêu xanh, bắp, củ cải, dưa cải…

- Hạn chế và bỏ dần trà, cà phê đậm, rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas…

Ngoài ra, cần tránh lo âu, căng thẳng tâm lý. Nên ăn uống trong không khí thư giãn, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận các loại thực phẩm khác nhau, do đó hãy “lắng nghe dạ dày của mình”, rút ra những kinh nghiệm thực tế để có thể chọn lựa thực phẩm phù hợp nhất với chính mình.