Bài thuốc cổ truyền chữa bệnh viêm loét dạ dày

Bài thuốc cổ truyền chữa bệnh viêm loét dạ dày
Các vị thuốc:

1. Nghệ vàng, còn gọi là khương hoàng, uất kim.

2. Sắn dây còn gọi là cát căn, cam cát căn.

3. Quả chuối hột, chuối chát, xanh, non.

Ba vị bằng nhau, rửa sạch, thái mỏng phơi khô, sao dòn, tán bột mịn trộn đều, cất nơi khô ráo. (Nếu không trồng củ sắn dây thì dùng bột sắn dây thay thế, nghiền mịn trộn đều với các vị trên).

4. Mật ong tốt 1-2 lít.

Cách dùng và liều lượng:

1. Trước 3 bữa ăn, lấy 1 cái cốc sạch cho vào 150 ml nước sôi để nguôi. Cho 3 muỗng cà phê (15g) bột thuốc và 1 thìa cà phê mật ong (10 cc) khuấy cho thuốc tan đều.

2. Sau khi ăn xong thì uống cốc thuốc này, trước khi uống nước. Uống 1 ngày 3 lần sau 3 bữa ăn. Sáng - trưa - tối.

Hiệu quả điều trị:

1. Chứng viêm dạ dày (viêm hang vị, niêm mạc, cuống dạ dày và hành tá tràng): Uống liên tục từ 30-45 ngày có hiệu quả.

2. Chứng loét dạ dày hành tá tràng: Phải uống liên tục từ 90 ngày đến 120 ngày có hiệu quả lành vết thương.

Có khá nhiều người đã dùng đều đạt kết quả.

Cần lưu ý: Trước khi dùng thuốc phải nội soi, chụp X.quang để biết rõ chứng trạng và sau khi dùng thuốc nên nội soi hoặc chụp X.quang lại để thấy hiệu quả. Phải chuẩn bị đủ thuốc để uống liên tục, đừng uống gián đoạn, hiệu quả sẽ giảm.

Tìm hiểu tính năng tác dụng các vị thuốc, theo tài liệu cổ:


1. Nghệ vàng: Vị cay, đắng, tính ôn vào 2 kinh can và tỳ. Có tác dụng: Phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ, chỉ huyết. Thường dùng trong bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ sinh xong đau bụng. Đàn bà có thai không nên dùng.

2. Sắn dây (bột sắn dây): vị ngọt, cay, tính bình vào 2 kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát.

3. Mật ong: Bách hoa tinh. Vị ngọt tính bình, vào 5 kinh: Tâm, phế, tỳ, vị và đại tràng.

Có tác dụng: Thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường giải độc, hết đau. Chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần chữa nhức đầu, ho khan, viêm họng.

4. Chuối hột : chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nhưng trong dân gian thường dùng quả chuối hột làm vị phụ tá rất cần thiết trong điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và dùng cho một số bệnh chứng khác như phong thấp v.v…

Lưu ý:

- Trong ăn uống kiêng mỡ động vật, các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cay, nóng, ăn các thức ăn mềm. Nếu xét thấy không kiêng được thì đừng dùng thuốc này vì kém hiệu quả có khi phản tác dụng.

- Dùng củ sắn dây thái phơi khô, xay bột tốt hơn dùng bột sắn dây.


Lương y Trần Văn Thà

Chữa bệnh đau viêm dạ dày với thuốc gia truyền nhà chị Phương Phong

Hôm nay em đang lang thang tìm kiếm thông tin trên các trang mạng thì vô tình đọc được bài viết của anh Công Minh về bài thuốc chữa bệnh dạ dày của nhà chị Phương Phong gì đó ở bắc giang chữa các chứng về viêm loét hay xung huyết hay trào ngược, viêm trượng hang môn vị dạ dày rất hiệu quả. Mà em lại đang bị chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày 5 năm nay rồi cứ dùng thuốc tây một thời gian rồi lại tái đi tái lại nhiều lúc thấy quá mệt mỏi về căn bệnh này. Trước hết qua trang thông tin Bác sĩ dạy dày em thay mặt mọi người cảm ơn anh Công Minh đã chia sẻ bài viết về hành trình chữa bệnh dạ dày của anh cho mọi người tham khảo, thứ hai em muốn tìm hiểu thêm về công dụng của thuốc chữa bệnh dạ dày nhà chị này, mọi người ai đã chữa bệnh dạ dày nhà chị Phong Phương này rồi chia sẻ xem hiệu quả của bài thuốc, và những kinh nghiệm khí dùng thuốc để em tham khảo trước khi dùng.

Độc giả: Ngô Văn Mạnh

Chữa bệnh đau viêm dạ dày bằng dạ dày nhím

Nhím cũng có nhiều tên như dím, hào chư, cao chư, sơn chư hay loan chư, tên khoa học Hystrix hodgsoni. Là loại sống hoang dã ở vùng rừng núi nước ta. Thường được dân thổ cư săn bắt ăn thịt và làm thuốc. Thịt nhím nạc ngon và bổ dưỡng nên đã được thuần dưỡng ở nhiều vùng để cung cấp nguồn thịt cho ẩm thực.

Thông thường người ta hay sử dụng dạ dày nhím để làm thuốc trị bệnh đau dạ dày gọi với tên thuốc là "Hào trư đỗ" (Corium Hystrici) của loại nhím Hystixhodgsoni. Theo Đông y, dạ dày nhím có vị đắng ngọt, tính bình; song trong Bản thảo cương mục Lý Thời Trân nói vị ngọt, tính hàn không độc. Quy vào kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, mát máu, làm hết đau, trĩ lậu ra huyết. Được trị đau dạ dày, chứng lòi chứng trĩ dom chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, giải độc, lỵ ra máu... Liều dùng cho dạng sắc hay tán trung bình từ 6 - 16g/ngày. Ngoài ra, người ta còn lấy da nhím làm thuốc với tên thuốc là "Thích vị bì", còn thịt nhím có vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng. Lông nhím Hào trư mao thích có vị cay, tính ấm có công năng hành khí chỉ thống, giải độc, chữa viêm tai giữa. Mật nhím dùng để chữa đau lưng và xoa bóp khi bị chấn thương. Ruột già, gan, phổi và cả phân nhím còn dùng để trị phong nhiệt...

Chữa bệnh đau viêm dạ dày bằng dạ dày nhím

Xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc trị liệu có sử dụng từ dạ dày nhím:

Trị chứng đau dạ dày: dạ dày nhím để nguyên cả thức ăn có trong (được nhím rừng là tốt nhất) phơi rồi sấy khô, thái nhỏ sao chín tán bột, mỗi lần uống 10g vào lúc đói bụng và chiêu với nước cơm. Có thể lấy bột dạ dày nhím trộn với mật ong và bột nghệ với lượng mỗi thứ như nhau uống càng tốt, uống trước khi ăn.

Trị lòi dom chảy máu: dạ dày nhím sao phồng, tán bột mịn. Hoa hòe 10g sắc lấy nước để chiêu với bột dạ dày nhím đã tán mỗi ngày 3 lần (chia liều từ 3 - 6g làm 3 phần mà uống). Cần kiêng những thứ cay, nóng như: ớt, hồ tiêu, gừng, tỏi, hành, rượu, không dùng chè đặc, cà phê, hút thuốc lá... Cần ăn những thứ nhuận tràng như chuối tiêu, đu đủ, rau lang, rau đay, rau mồng tơi...

Trị ngộ độc: dạ dày nhím 1 cái sấy khô, tán bột. Gạo nếp cẩm 100g rang vàng tán bột, sau trộn đều hai thứ bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
Chữa thủy thũng, hoàng đản (kể cả khi có cổ trướng): đốt tồn tính dạ dày nhím, tán bột, mỗi lần uống 8g hòa với rượu uống.

Bác sĩ dạ dày

Bệnh đau dạ dày mãn tính có chữa được không

Kính chào ban biên tập trang tin Bác Sĩ Dạ Dày cùng tất mọi người !
Bố em bị bệnh dạ dày đến nay là được 6 năm rồi chữa trị đủ các nơi mà không khỏi, đi bệnh viện Bạch Mai nội soi thì các bác sĩ kết luận bị viêm dạ dày cấp và mãn tính, bác sĩ bệnh viện Bạch Mai có kê đơn thuốc về uống nhưng cũng chẳng ăn thua. Em đang phân vân không biết bị viêm dạ dày mãn tính liệu có chữa được không hay các bác sĩ chỉ kê đơn để uống kháng viêm giảm đau thôi. Mọi người xem ai bị viêm dạ dày mãn tính mà chữa khỏi rồi chia sẻ cho em biết với, mà khỏi thì chữa bằng phương pháp hay thuốc gì ? Chứ nhìn bố mỗi lần cơn đau tái phát em cảm thấy rât thương mà chẳng biết làm sao nữa ! Thân ái

Độc giả: Nguyễn Huy Tưởng

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH ĐAU VIÊM DẠ DÀY HIỆU QUẢ

Một sự lãng phí ghê gớm !

Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Đức Thiện – Chủ tịch hội đồng sáng lập Đề án thành lập Bệnh viện tiêu hóa trực tràng Đông y Việt Nam, trong bài viết này tôi xin chia sẻ với quý vị những kiến thức cơ bản trong điều trị các chứng bệnh viêm dạ dày đồng thời cung cấp một số phương pháp điều trị an toàn với chi phí hợp lý dưới góc độ chuyên môn.

Sở dĩ tôi đặt tiêu đề “Một sự lãng phí ghê ghớm”là vì trên thực tế tôi thấy có quá nhiều người bỏ công sức, tiền của, thời gian để điều trị căn bệnh viêm dạ dày trong khi chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những dược liệu hay bài thuốc rẻ tiền an toàn mà hiệu quả tuyệt đối do cha ông ta để lại.

Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Triệu chứng thường thấy của viêm dạ dày là hiện tượng đau bụng liên quan với tình trạng bất ổn. Các triệu chứng khác có thể có liên quan, chẳng hạn như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi . Ngoài ra nôn ra máu là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và nó có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây viêm dạ dày:

* Nguyên nhân do lối sống:
- Uống nhiều bia rượu.
- Hút nhiều thuốc lá, uống nhiều cà phê và các đồ uống có tính axit cao.
- Thường xuyên nhịn đói, hoặc ăn quá no, ăn các đồ ăn quá rắn,…
Nguyên nhân do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm:
- Do nhiễm nấm
- Do nhiễm kí sinh trùng (thường là các loại anisakis)
- Viêm dạ dày do vi khuẩn (thường là Helicobacter pylori)
* Nguyên nhân khác:
- Do điều trị thuốc kháng sinh lâu dài.
- Do đã trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên.
- Thiếu máu ác tính là một trong những nguyên nhân của- viêm dạ dày
- Do có chấn thương trong dạ dày hoặc có phẫu thuật trong dạ dày
- Tăng tiết acid dạ dày thường xảy ra khi bị căng thẳng
- Hiện tượng trào ngược dịch mật
* Các chứng viêm dạ dày thường gặp như:
- Đau dạ dày
- Viêm loét dạ dày
- Viêm xung huyết dạ dày
- Viêm trượt dạ dày
- Trào ngược dạ dày
- Dối loạn tiêu hóa
- Viêm hành tá tràng
- Viêm thực quản
Ở Việt Nam hiện nay tình trạng mắc phải bệnh viêm dạ dày khá phổ biến với cả nam và nữ. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn vẫn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả đông và tây y rất quan tâm. Thực trạng hiện nay thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau:
Cách 1: Khi người bệnh chớm xuất hiện các các triệu chứng về bệnh viêm dạ dày, người bệnh thường có tâm lí thờ ơ với bệnh chỉ cho là đau bụng đơn giản, ban đầu người bệnh thường tìm đến các phương pháp lưu truyền hiện nay như sử dụng mật ong, nghệ đen, nghệ vàng, dạ dày nhím … uống nhằm giảm thiểu các cơn đau và có hi vọng chữa khỏi.

Ưu điểm: Đều là những sản phẩm từ tự nhiên vì vậy khi người bệnh sử dụng mang lại tính an toàn cao và với chi phí thấp.

Nhược điểm: Khó thực hiện, thời gian điều trị quá dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài, các triệu chứng giảm không đáng kể, việc sử dụng lâu dài mà không có kết quả, như vậy gây nên tình trạng bệnh phát triển ngày một nặng thêm.  
Cách 2: Sau một loạt các phương pháp điều trị lưu truyền mà bệnh vẫn không khỏi người bệnh không còn mặn mà với phương pháp điều trị trên nữa mà chuyển sang sử dụng thực phẩm chức năng được quảng cáo nhan nhản trên các phương tiện truyền thông là an toàn và hiệu quả cao như : Curcumin 50g, Tràng vị khang, Hương sa lục quân, Đại tràng hoàn-P/H, Bio Curmin… vv. 

Ưu điểm: dễ mua dễ sử dụng, sản phẩm là những viên nang dùng để uống hằng ngày.

Nhược điểm: Tình trạng bệnh gần như không thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể, chi phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài từ 3 đến 9 tháng
Cách 3: Quá trình điều trị dài mà không có hiệu quả, có thể nói với suy nghĩ có bệnh thì vái tứ phương người bệnh đã trải qua các phương pháp chữa trị ai mách gì làm đấy dẫn đến tình trạng bệnh đã không khỏi lại ngày càng phức tạp hơn.Trong tâm trạng đó người bệnh thường được khuyên đến các bệnh viện công lập hoặc chuyên khoa của các bệnh viện đa khoa để khám và điều trị. Tại Việt Nam các bác sĩ sau khi có kết luận chính thức từ việc đưa ống vào nội soi, người bệnh thường được các bác sĩ kê đơn thuốc, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê: Cimetidin, nizatidine, famotidine;lanzoprazole…về điều trị tại nhà. 
Ưu điểm: Việc chữa trị trong các chuyên khoa hoặc bệnh viên công lập giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện công lập.

Nhược điểm: Với hàm lượng dược lý mạnh những thuốc này có tác dụng tức thời, cơn đau giảm một cách rõ rệt trong những ngày đầu và giảm hẳn trong khoảng 10 đến 15 ngày đi kèm với ăn kiêng ( chủ yếu là cháo loãng ). Quá trình ngưng sử dụng thuốc người bệnh trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày, chế độ ăn uống cũng cẩn thận hơn không dám ăn những đồ cay nóng, chua, chất kích thích…Quá trình này thường không kéo dài vì khi đã khỏi bệnh người bệnh thường có tâm lí chủ quan hoặc do môi trường công việc (thường xuyên phải uống rượu bia tiếp khách, thức khuya suy nghĩ về áp lực công việc) dần dần các cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện trở lại, người bệnh hoang mang lo lắng không biết giải quyết thế nào vì đã chữa ở bệnh viện của nhà nước mà không khỏi dứt điểm ? 
Cách 4: Việc điều trị ở các chuyên khoa không khỏi khiến người bệnh mất niềm tin hoàn toàn về các chuyên khoa của nhà nước Lúc này qua các phương tiện thông tin đại chúng tivi báo đài người bệnh biết đến các phòng khám đa khoa tư nhân như: Phòng khám Kim Giang; Phòng khám Bạch Mai, phòng khám Kim Mã, phòng khám Năm Châu…Việc thông tin quảng cáo thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng khiến cho người bệnh lầm tưởng đây là những địa chỉ chữa bệnh dạ dày giỏi nhất Việt Nam và nhất cả thế giới: chữa trong vài ba ngày khỏi hoàn toàn; chữa một lần khỏi dứt điểm không tái phát… 

Ưu điểm: Thái độ phục vụ nhiệt tình,thân thiện, quan hệ giữa các bác sĩ và bệnh nhân khá tốt trong quá trình điều trị.

Nhược điểm: Việc điều trị tại những phòng khám này ngoài những tân dược đã nêu ở trên một số phòng khám còn sử dụng những tá dược mạnh không rõ nguồn gốc và có nhiều phản ứng phụ tới gan, thận và mật…Chi phí điều trị cho một ca bệnh dạ dày thường từ 5 đến 10 triệu. Một chi phí quá cao so với mức sống của đại bộ phận người dân hiện nay. Kết quả không khỏi người bệnh đòi rút lại tiền như cam kết thì bị gây khó dễ(các phòng khám thường đưa ra hang trăm lí do để trả một phần nào đó:tiền công,tiền thuốc,tư vấn… 
Cách 5: Tin tưởng vào lời quảng cáo nhưng không khỏi bệnh hoặc bị tái phát nhanh chóng người bệnh không biết tin vào ai nữa. Lúc này ai mách gì chữa nấy theo thói quen có bệnh thì vái tứ phương người bệnh tự chữa ở nhà hoặc đi chữa ở các nhà thuốc gia truyền, những thầy Lang trong vùng…Tùy vào trình độ của từng nhà thuốc và thầy Lang mà bệnh có thể khỏi hoặc tạm dứt nhưng thường không được lâu.
Trên đây tôi nêu một số nhìn nhận và đánh giá về các phương pháp điều trị viêm dạ dày dưới góc độ chuyên môn.Những đánh giá có thể chưa lột tả hết được nhưng cũng phần nào giúp quý vị hiểu biết căn bản về thực trạng điều trị căn bệnh này ở nước ta.

Với mong muốn giúp gần 10 triệu người mắc chứng bệnh viêm dạ dày(theo thống kê của ngành da tiêu hóa trực tràng Việt Nam) thoát khỏi căn bệnh này với hiệu quả cao nhất, chi phí rẻ nhất và phương pháp an toàn nhất, người viết bài này xin gửi tới quý vị một công trình nghiên cứu bài thuốc dân gian của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc trong đề án quốc gia về Ứng dụng các dược liệu quý trong điều trị chứng bệnh viêm dạ dày tại Việt Nam.
Tên bài thuốc: "Thảo dược đông y đặc trị viêm dạ dày"
Thành phần: Bạch thược, Thanh diệp hành, Nghệ vàng, Cam thảo dây, Nghệ đen, Thanh bì, Chuối hoa rừng, Tam thất, Địa du, Đương quy, Thăng ma, Sài hồ và một số thảo dược quý ... vv
Công dụng: Cầm máu, giảm đau viêm, ợ hơi, ợ chua, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch dạ dày, nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
Bài thuốc đặc biệt chủ trị chứng các chứng bệnh viêm dạ dày như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm trượt dạ dày, trào ngược thực quản dạ dày, dối loạn tiêu hóa …vv

Thưa quý vị!

Thông thường khi mắc phải chứng bệnh viêm dạ dày chúng ta thường đi tìm những thực phẩm chức năng phần nào hỗ trợ điều trị hoặc thuốc tây y để điều trị mà quên mất rằng cha ông ta từ ngàn đời nay đã dùng những dược liệu quý ngay xung quanh chúng ta để điều trị, vừa hiệu quả vừa an toàn lại ít tốn kém,với suy nghĩ đó đã thôi thúc các nhà khoa học của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc ngày đêm miệt mài nghiên cứu,thử nghiệm và cho ra đời công thức chữa viêm dạ dày đặc hiệu dựa trên những bài thuốc dân gian bí truyền nhưng có thay đổi để phù hợp hơn với từng cơ địa và môi trường sống hiện đại ngày nay.

Được sự cho phép của Trung tâm, người viết bài xin đi sâu phân tích công dụng của từng thành phần trong bài thuốc dân gian:
Thanh Bì: Vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh, Thanh bì có tác dụng sơ can phá khí, tán kết tiêu trệ. Chủ trị các chứng can khí uất trệ, nhũ phòng căng đau, sán khí đau đớn, thực tích khí trệ, ngoài ra còn có tác dụng ức chế mạnh cơ trơn của ruột nên chống co thắt, tác dụng của thuốc là trực tiếp lên cơ trơn. So sánh với Trần bì thì Thanh bì làm giãn cơ trơn của ruột mạnh hơn. 
Bạch Thược: có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng bệnh dạ dày, thai sản, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can. Ngoài ra bạch thược còn chủ trị các chứng táo bón kinh niên, trị viêm loét, xung huyết dạ dày, trị các chứng đau bụng. 
Thanh Diệp Hành: có tác dụng như một kháng sinh có thể đẩy một số loại vi khuẩn có hại ra ngoài dạ dày như vi khuẩn lị, amip...vv. 
Nghệ vàng: có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa viêm loét dạ dày do thừa dịch vị.
Cam thảo dây: Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày.
Nghệ đen: có tác dụng phá ứ, tiêu tích. nghệ đen còn có tác dụng bế kinh, kinh nguyệt không đều, ăn uống khó tiêu, đầu bụng, nôn mửa.
Chuối hoa rừng: chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nhưng trong dân gian thường dùng quả chuối hoa rừng làm vị phụ tá rất cần thiết trong điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và dùng cho một số bệnh chứng khác như phong thấp v.v… 
Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…). 
Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu dạ dày, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, bỏng do nóng… 
Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh. 
Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc. 
Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.
Dựa trên những phân tích hết sức khoa học trên đây có thể thấy bài thuốc dân gian “ Thảo dược đông y trị viêm dạ dày” của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc có tác dụng hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh về dạ dày: đau dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm trược dạ dày, trào ngược dạ dày…

Công trình nghiên cứu đã từng được áp dụng năm 2008 với 200 trường hợp kết quả như sau:
176 người khỏi hoàn toàn với thời gian điều trị trên dưới 70 ngày: các vết viêm lành hẳn sau khi nội soi kiểm tra lại.
- 21 người khỏi bệnh với thời gian 90 ngày do tình trạng viêm loét quá nặng và lạm dụng quá nhiều thuốc tây y nhưng không khỏi gây ra tình trạng nhờn thuốc.
3 người giữ nguyên tình trạng bệnh, nguyên nhân do không kiêng được các chất kích thích, đồ cay nóng như: bia rượi, thuốc lá, café…vv
Từ những kết quả khả quan như trên bài thuốc đã được sử dụng rộng rãi và giúp cho gần 5000 người chữa khỏi chứng bệnh viêm dạ dày khắp ba miền Bắc Trung Nam và cả người nước ngoài.

Trên đây là những ý kiến đánh giá dưới góc độ chuyên môn giúp cho nhiều người biết đến bài thuốc để chữa trị,giảm thiểu chi phí,thời gian chữa trị và an toàn tuyệt đối.

Theo sức khỏe và đời sống


Thuốc điều trị viêm dạ dày viên nhai Gaskiba

  • Sơ lược về bệnh viêm dạ dày
  1. Thế nào là bệnh Viêm dạ dày ?
Viêm dạ dày là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Biểu hiện cận lâm sàng chính của bệnh là : niêm mạc dạ dày bị phù nề,xung huyết, mức độ nặng sẽ xuất hiện những vết loét, ổ loét và dẫn tới tình trạnh loét dạ dày.
 Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như: Chế độ ăn uống không điều độ, không đúng giờ, ăn quá nhiều chất cay, chua, nóng, uống nhiều rượu, bia, do sử dụng một số thuốc có tính chất kích ứng niêm mạc dạ dày, do căng thẳng thần kinh, do các tác nhân nội tạng, đặc biệt do xoắn khuẩn Gram (-) có tên là H.pylori,...
     2.  Các biểu hiện của bệnh viêm dạ dày:
Một số triệu chứng thường gặp như sau:
- Đau âm ỉ, hoặc đau rát, nóng rát, nặng đầy vùng thượng vị.
- Đau có tính chất chu kỳ trong ngày và trong năm, đau theo nhịp điệu với bữa ăn, đau khi đói hoặc sau khi ăn vài giờ.
- Đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi, ợ chua, tăng tiết nước bọt.
- Buồn nôn, nôn, cơ thế mệt mỏi, kém ăn
    3. Cách chữa trị bệnh viêm dạ dày:
Do có nhiều nguyên nhân gây bệnh và cơ chế sinh bệnh phức tạp cho nên việc chữa trị cần phải được khám, chẩn đoán, và theo dõi điều trị  của các bác sĩ. Nhờ sự phát triển của KHKT,những tiến bộ trong y học. Hiện nay đã có rất nhiều các loại thuốc để điều trị và được phân thành  những nhóm chính như sau:
+) Nhóm thuốc hạn chế quá trình bài tiết dịch vị(Acide) như: Maalox, Cimetidin, Famotidin, Omeprazol, Lansoprazol,...
+) Nhóm thuốc tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày như: Misoprostol, Sucralfat, Bismuth,...
+) Nhóm các thuốc kháng sinh để diệt khuẩn H.pylori
+) Nhóm các thuốc Đông Dược
+) Nhóm các thuốc phối hợp khác như: Thuốc an thần, thuốc chống co thắt giảm đau,...
Thông thường để điều trị hiệu quả các thầy thuốc sẽ xây dựng phác đồ điều trị và phối hợp các loại thuốc trên.
việc xây dựng phác đồ điều trị thích hợp và phối hợp tốt các loại thuốc sẽ mang lại tỉ lệ khỏi bệnh có thể tới >90%.

Tuy nhiên: Việc sử dụng quá nhiều các loại thuốc, nhất là các loại thuốc Tây dễ xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn, mặt khác chi phí chữa bệnh thường rất cao.                             
  • Thuốc điều trị đặc hiệu viêm dạ dày :                                  
          Thuốc đông y ( Đông Dược) là những loại Dược phẩm  có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật, thiên nhiên. Ưu việt của các thuốc này là không hoặc có rất ít tác dụng phụ đối với cơ thể con người, có thể dùng được lâu dài.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Đông Dược khác nhau để điều trị bệnh viêm dạ dày, được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, thuốc bột, thuốc sắc,..v.v...
Dựa trên cơ sở lí luận của Y học cổ truyền kết hợp với khoa học kỹ thuật hiện đại công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Ninh đã nghiên cứu sản xuất thành công một loại thuốc Đông Dược để chữa trị bệnh viêm dạ dày với tên biệt dược là Gaskiba.
Thuốc đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành và sử dụng trên toàn quốc.
  • Gaskiba có những ưu điểm và khác biệt với các sản phẩm tương tự  như sau:
- Được bào chế dưới dạng viên nén bọc đường, có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn vừa không đắng, chát như một số loại thuốc khác, vừa làm tăng tác dụng bổ tỳ của các vị thuốc;
- Khi sử dụng có thể chọn cách uống hoặc nhai, nhưng thường dùng để nhai vì như vậy sẽ làm tăng sinh khả dụng của thuốc, hiệu quả điều trị xuất hiện nhanh, phù hợp với mong muốn của người bệnh; có thể mang theo người để nhai cắt cơn đau trong những điều kiện khó khăn về  nước uống như: đang làm ruộng, đi trên tầu xe, máy bay,...
- Là loại thuốc Đông Y nên có ưu điểm: không những loại bỏ được các triệu chứng ( trị ngọn ) mà còn có thể loại bỏ cả nguyên nhân gây bệnh để trị tận gốc bệnh viêm dạ dày.
Và đặc biệt có thể sử dụng lâu dài vì thuốc hoàn toàn không có tác dụng phụ, không mất nhiều chi phí để chữa trị.
Qua thực tế điều trị cho thấy:
 Nếu sử dụng các loại thuốc Tây Y để chữa trị và có được hiệu quả tương tự như Gaskiba mang lại thì người bệnh phải dùng rất nhiều thuốc và chấp nhận những tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, buồn nôn, khô miệng, ... với chi phí có thể rất cao.
 Nếu xây dựng phác đồ điều trị phối hợp giữa Gaskiba với một số   thuốc khác cũng sẽ làm tăng hiệu quả điều trị rõ rệt và giảm chi phí cho người bệnh.
*****
Thuốc điều trị viêm dạ dày viên nhai Gaskiba
* Thành phần chính của thuốc:
- Cam thảo, Ô tặc cốt, Phèn kép, Nghệ.
- Tá dược: Glucose, Saccazose, Tinh bột, Sochola...
* Tác dụng dược lí:
- Tiêu viêm, giảm đau, trung hoà axit dịch vị, điều tiết lưu động dạ dày.
- Cầm máu, Băng vết loét, thúc đẩy việc hồi phục và tái tạo lại niêm mạc dạ dày, tá tràng khi bị tổn thương.
- Kích thích tăng tiết mật, ăn ngon miệng, chống đầy hơi, giúp ích tiêu hoá .
- Thuốc có tác dụng kháng  khuẩn H.pylori và độc tính của những vi khuẩn đó.
- Bồi bổ dạ dày.

* Chỉ định:
- Điểu trị viêm loét dạ dày - tá tràng, cắt cơn đau dạ dày - tá tràng, ợ chua, đau rát thượng vị.
- Ăn uống không tiêu, bụng trướng đầy, kích thích tiêu hoá.
- Bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày - tá tràng do bị viêm loét.
* Cách dùng:
Uống hoặc Nhai kỹ viên thuốc rồi nuốt để có tác dụng nhanh và tốt hơn, mỗi lần dùng 2-3 viên, ngày 3 lần hoặc khi có cơn đau, ợ chua, bụng trướng đầy.
* Đóng gói: Hộp x 3 vỉ x 15 viên.
* Tác dụng phụ: An toàn không có tác dụng phụ, Phụ nữ có thai và cho con bú có thể dùng được.
* Lưu ý khi dùng thuốc:
- Thuốc không có tác dụng trong các trường hợp đau dạ dày do lạnh (uống hoặc ăn nóng vào sẽ đỡ) .
- Không uống rượu bia, không ăn các đồ cay nóng khi dùng thuốc.

Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày

 Loét dạ dày là một bệnh đã được biết từ khá lâu. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, và bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc. Tỉ lệ mắc bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, với một người bình thường thì khả năng mắc bệnh là 10%. Nếu có các yếu tố nguy cơ khác kèm theo thì tỷ lệ này cao hơn.

  
Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày
Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày

  Chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét dạ dày là có triệu chứng điển hình, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của dạ dày như: ung thư dạ dày. Có 5 – 10% bệnh nhân loét  hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi. Một số các triệu chứng bạn có thể nhận biết như sau:

1. Đau:

Là triệu chứng đặc biệt và thường xuyên của bệnh loét dạ dày. Thường đau ở giữa bụng trên rốn, có lan hoặc không lan ra sau lưng. Đau thường xuất hiện ngay sau khi ăn. Đau có thể phát ra theo mùa, đau tăng lên vào mùa thu và mùa đông hay mùa xuân điều này phụ thuộc vào tính cá biệt của từng người.

Đau là triệu chứng dễ bắt gặp trong loét dạ dày.

Đau có liên quan đến các thời kỳ của tiêu hóa, thường hay gặp nhất ở người trẻ tuổi trong thời kỳ bắt đầu phát triển bệnh và thường phụ thuộc vào sự co bóp của môn vị do chất chua của dịch vị tăng lên nhiều.


Dịch vị càng chua bao nhiều thì môn vị càng co bóp mạnh và lâu bấy nhiêu, điều này sẽ làm cho thức ăn bị giữ lại trong dạ dày lâu bấy nhiêu. Loại đau này mất đi sau khi bệnh nhân nôn mửa hay sau khi dịch vị chua đã được trung hòa bằng thuốc muối.

Đau không liên quan đến các thời kỳ tiêu hóa: sau khi lao động mệt nhọc, khi bị xúc động mạnh. Loại đau này phụ thuộc và những kích thích bên ngoài và biểu lộ ra đau dạ dày. Triệu chứng thường mất đi khi người bệnh trở lại yên tĩnh và đã được chườm nóng vùng thượng vị và khi những kích thích bên ngoài cũng biến mất.

Đau ngâm ngẩm thường xuyên, tăng lên hay giảm đi từng thời kỳ, nhưng không bao giờ biến mất cả. Loại đau này thường gặp khi bị loét xơ chai mạn tính hay ổ loét dính vào các cơ quan xung quanh. Đau phát sinh ra bởi sự kích thích thường xuyên các bó thần kinh giao cảm ở các cơ quan ấy.

 Loại đau này thường thấy trong lúc ăn hoặc sau khi ăn, và không giảm đi khi uống thuốc muối hay sau khi thức ăn đã trôi xuống tá tràng.

2. Ợ chua:

Ợ chua trong bệnh loét dạ dày chỉ gặp ở những người có dịch vị với độc chua cao. Tuy vậy, trong đại đa số các trường hợp, ở thời kỳ đầu phát triển của bệnh này thường thấy dịch vị có độ chua cao. Chính vì thế, đa số những người bị loét dạ dày đều có triệu chứng ợ chua trong thời kỳ đầu của bệnh.

 Ợ chua và đau có liên quan đến các thời kù tiêu hóa là hai triệu chứng gặp bất kỳ ở bệnh nhân nào mới bị loét dạ dày. Hai triệu chứng này thường cùng xuất hiện và mất đi khi uống thuốc muối.

3. Ợ hơi:

Ợ hơi có nhiều tính chất khác nhau:

Ợ chua và ợ hơi có cảm giác mùi tanh sắt gỉ ở miệng thường à triệu chứng đặc biệt của viêm dạ dày tăng acid và của bệnh loét dạ dày ở thời kỳ đầu mới phát triển bệnh.

Ợ hơi có mùi rượu bia vì bị lên men acid lactic trong dạ dày thường là triệu chứng của viêm loét dạ dày giảm HCl.

Ợ hơi, ợ chua đôi khi có kèm theo buồn nôn khiến bạn khó chịu.

4. Buồn nôn và nôn mửa

 Triệu chứng này thường gặp lúc đang tiêu hóa thức ăn, khi bị đau nhiều gây co bóp dạ dày phản xạ trong bệnh loét dạ dày cấp tính. Sau khi nôn mửa, thấy đau nhẹ hẳn đi. Triệu chứng này có thể gặp ở thời kỳ cuối cùng của bệnh loét dạ dày do đóng sẹo làm hẹp môn vị, thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không qua được môn vị để xuống tá tràng.

 Trong các chất nôn ra có thể thấy có cả thức ăn bệnh nhân đã ăn vào từ hôm trước. Nhưng cũng có thể thấy các chất nôn có dính lẫn màu đen sẫm (bã cà phê) – một triệu chứng đặc biệt của biến chứng chảy máu tiêu hóa trong bệnh loét dạ dày.

5. Có thể bị táo bón

6. Ăn ít

Vì sợ đau nhưng không mất cảm giác ngon miệng. Giảm cân.

Bác sĩ dạ dày