THUỐC CHỮA BỆNH ĐAU VIÊM DẠ DÀY HIỆU QUẢ TỐT NHẤT

Một sự lãng phí ghê gớm !

Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Đức Thiện – Chủ tịch hội đồng sáng lập Đề án thành lập Bệnh viện tiêu hóa trực tràng Đông y Việt Nam, trong bài viết này tôi xin chia sẻ với quý vị những kiến thức cơ bản trong điều trị các chứng bệnh viêm dạ dày đồng thời cung cấp một số phương pháp điều trị an toàn với chi phí hợp lý dưới góc độ chuyên môn.

Sở dĩ tôi đặt tiêu đề “Một sự lãng phí ghê ghớm”là vì trên thực tế tôi thấy có quá nhiều người bỏ công sức, tiền của, thời gian để điều trị căn bệnh viêm dạ dày trong khi chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những dược liệu hay bài thuốc rẻ tiền an toàn mà hiệu quả tuyệt đối do cha ông ta để lại.

>>Hành trình chữa viêm dạ dày độc giả Quang Long
>>Chữa viêm loét xung huyết dạ dày bằng nghệ

Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Triệu chứng thường thấy của viêm dạ dày là hiện tượng đau bụng liên quan với tình trạng bất ổn. Các triệu chứng khác có thể có liên quan, chẳng hạn như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi . Ngoài ra nôn ra máu là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và nó có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây viêm dạ dày:

* Nguyên nhân do lối sống:
- Uống nhiều bia rượu.
- Hút nhiều thuốc lá, uống nhiều cà phê và các đồ uống có tính axit cao.
- Thường xuyên nhịn đói, hoặc ăn quá no, ăn các đồ ăn quá rắn,…
Nguyên nhân do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm:
- Do nhiễm nấm
- Do nhiễm kí sinh trùng (thường là các loại anisakis)
- Viêm dạ dày do vi khuẩn (thường là Helicobacter pylori)
* Nguyên nhân khác:
- Do điều trị thuốc kháng sinh lâu dài.
- Do đã trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên.
- Thiếu máu ác tính là một trong những nguyên nhân của- viêm dạ dày
- Do có chấn thương trong dạ dày hoặc có phẫu thuật trong dạ dày
- Tăng tiết acid dạ dày thường xảy ra khi bị căng thẳng
- Hiện tượng trào ngược dịch mật
* Các chứng viêm dạ dày thường gặp như:
- Đau dạ dày
- Viêm loét dạ dày
- Viêm xung huyết dạ dày ( xuất huyết dạ dày )
- Viêm trượt dạ dày
- Trào ngược dạ dày
- Dối loạn tiêu hóa
- Viêm hành tá tràng
- Viêm thực quản
Ở Việt Nam hiện nay tình trạng mắc phải bệnh viêm dạ dày khá phổ biến với cả nam và nữ. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn vẫn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả đông và tây y rất quan tâm. Thực trạng hiện nay thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau:
Cách 1: Khi người bệnh chớm xuất hiện các các triệu chứng về bệnh viêm dạ dày, người bệnh thường có tâm lí thờ ơ với bệnh chỉ cho là đau bụng đơn giản, ban đầu người bệnh thường tìm đến các phương pháp lưu truyền hiện nay như sử dụng mật ong, nghệ đen, nghệ vàng, dạ dày nhím … uống nhằm giảm thiểu các cơn đau và có hi vọng chữa khỏi.


Ưu điểm: Đều là những sản phẩm từ tự nhiên vì vậy khi người bệnh sử dụng mang lại tính an toàn cao và với chi phí thấp.

Nhược điểm: Khó thực hiện, thời gian điều trị quá dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài, các triệu chứng giảm không đáng kể, việc sử dụng lâu dài mà không có kết quả, như vậy gây nên tình trạng bệnh phát triển ngày một nặng thêm.  
Cách 2: Sau một loạt các phương pháp điều trị lưu truyền mà bệnh vẫn không khỏi người bệnh không còn mặn mà với phương pháp điều trị trên nữa mà chuyển sang sử dụng thực phẩm chức năng được quảng cáo nhan nhản trên các phương tiện truyền thông là an toàn và hiệu quả cao như : Curcumin 50g, Tràng vị khang, Hương sa lục quân, Đại tràng hoàn-P/H, Bio Curmin… vv. 

Ưu điểm: dễ mua dễ sử dụng, sản phẩm là những viên nang dùng để uống hằng ngày.

Nhược điểm: Tình trạng bệnh gần như không thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể ( vì đó chỉ là thực phẩm chức năng hỗ trợ trong việc điều trị chứ không có tác dụng điều trị bệnh ), chi phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài từ 3 đến 9 tháng
Cách 3: Quá trình điều trị dài mà không có hiệu quả, có thể nói với suy nghĩ có bệnh thì vái tứ phương, người bệnh đã trải qua các phương pháp chữa trị ai mách gì làm đấy dẫn đến tình trạng bệnh đã không khỏi lại ngày càng phức tạp hơn.Trong tâm trạng đó người bệnh thường được khuyên đến các bệnh viện công lập hoặc chuyên khoa của các bệnh viện đa khoa để khám và điều trị. Tại Việt Nam các bác sĩ sau khi có kết luận chính thức từ việc đưa ống vào nội soi, người bệnh thường được các bác sĩ kê đơn thuốc, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê: Cimetidin, nizatidine, famotidine;lanzoprazole…về điều trị tại nhà. 
Ưu điểm: Việc chữa trị trong các chuyên khoa hoặc bệnh viện công lập giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện công lập.

Nhược điểm: Với hàm lượng dược lý mạnh những thuốc này có tác dụng ức chế cơn đau tức thời, cơn đau giảm một cách rõ rệt trong những ngày đầu và giảm hẳn trong khoảng 10 đến 15 ngày đi kèm với ăn kiêng ( chủ yếu là cháo loãng ). Quá trình ngưng sử dụng thuốc người bệnh trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày, chế độ ăn uống cũng cẩn thận hơn không dám ăn những đồ cay nóng, chua, chất kích thích…Quá trình này thường không kéo dài vì khi đã khỏi bệnh người bệnh thường có tâm lí chủ quan hoặc do môi trường công việc (thường xuyên phải uống rượu bia tiếp khách, thức khuya suy nghĩ về áp lực công việc) dần dần các cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện trở lại, người bệnh hoang mang lo lắng không biết giải quyết thế nào vì đã chữa ở bệnh viện của nhà nước mà không khỏi dứt điểm ? 
Cách 4: Việc điều trị ở các chuyên khoa không khỏi khiến người bệnh mất niềm tin hoàn toàn về các chuyên khoa của nhà nước. Lúc này qua các phương tiện thông tin đại chúng tivi báo đài người bệnh biết đến các phòng khám đa khoa tư nhân như: Phòng khám Kim Giang; Phòng khám Bạch Mai, phòng khám Kim Mã, phòng khám Năm Châu…Việc thông tin quảng cáo thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng khiến cho người bệnh lầm tưởng đây là những địa chỉ chữa bệnh dạ dày giỏi nhất Việt Nam và nhất cả thế giới: chữa trong vài ba ngày khỏi hoàn toàn; chữa một lần khỏi dứt điểm không tái phát… 
Ưu điểm: Thái độ phục vụ nhiệt tình, thân thiện, quan hệ giữa các bác sĩ và bệnh nhân khá tốt trong quá trình điều trị.

Nhược điểm: Việc điều trị tại những phòng khám này ngoài những tân dược đã nêu ở trên một số phòng khám còn sử dụng những tá dược mạnh không rõ nguồn gốc và có nhiều phản ứng phụ tới gan, thận và mật…Chi phí điều trị cho một ca bệnh dạ dày thường từ 5 đến 10 triệu. Một chi phí quá cao so với mức sống của đại bộ phận người dân hiện nay. Kết quả không khỏi người bệnh đòi rút lại tiền như cam kết thì bị gây khó dễ (các phòng khám thường đưa ra hang trăm lí do để trả một phần nào đó: tiền công, tiền thuốc, tư vấn… )
Cách 5: Tin tưởng vào lời quảng cáo nhưng không khỏi bệnh hoặc bị tái phát nhanh chóng người bệnh không biết tin vào ai nữa. Lúc này ai mách gì chữa nấy theo thói quen có bệnh thì vái tứ phương người bệnh tự chữa ở nhà hoặc đi chữa ở các nhà thuốc gia truyền, những thầy Lang trong vùng…Tùy vào trình độ của từng nhà thuốc và thầy Lang mà bệnh có thể khỏi hoặc tạm dứt nhưng thường không được lâu.
Trên đây tôi nêu một số nhìn nhận và đánh giá về các phương pháp điều trị viêm dạ dày dưới góc độ chuyên môn. Những đánh giá có thể chưa lột tả hết được nhưng cũng phần nào giúp quý vị hiểu biết căn bản về thực trạng điều trị căn bệnh này ở nước ta.

Với mong muốn giúp gần 10 triệu người mắc chứng bệnh viêm dạ dày (theo thống kê của ngành tiêu hóa trực tràng Việt Nam) thoát khỏi căn bệnh này với hiệu quả cao nhất, chi phí rẻ nhất và phương pháp an toàn nhất, người viết bài này xin gửi tới quý vị một công trình nghiên cứu bài thuốc dân gian của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc trong đề án quốc gia về Ứng dụng các dược liệu quý trong điều trị chứng bệnh viêm dạ dày tại Việt Nam.
Tên bài thuốc: "Thảo dược đông y đặc trị viêm dạ dày"
Thành phần: Bạch thược, Thanh diệp hành, Nghệ vàng, Cam thảo dây, Nghệ đen, Thanh bì, Chuối hoa rừng, Tam thất, Địa du, Đương quy, Thăng ma, Sài hồ và một số thảo dược quý ... vv
Công dụng: Cầm máu, giảm đau viêm, ợ hơi, ợ chua, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch dạ dày, nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Bài thuốc đặc biệt chủ trị chứng các chứng bệnh viêm dạ dày như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm trượt dạ dày, trào ngược thực quản dạ dày, dối loạn tiêu hóa …vv

Thưa quý vị!

Thông thường khi mắc phải chứng bệnh viêm dạ dày chúng ta thường đi tìm những thực phẩm chức năng phần nào hỗ trợ điều trị hoặc thuốc tây y để điều trị mà quên mất rằng cha ông ta từ ngàn đời nay đã dùng những dược liệu quý ngay xung quanh chúng ta để điều trị, vừa hiệu quả vừa an toàn lại ít tốn kém, với suy nghĩ đó đã thôi thúc các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc ngày đêm miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra đời công thức chữa viêm dạ dày đặc hiệu dựa trên những bài thuốc dân gian bí truyền nhưng có thay đổi để phù hợp hơn với từng cơ địa và môi trường sống hiện đại ngày nay.

Được sự cho phép của Trung tâm, người viết bài xin đi sâu phân tích công dụng của từng thành phần trong bài thuốc dân gian:
Thanh Bì: Vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh, Thanh bì có tác dụng sơ can phá khí, tán kết tiêu trệ. Chủ trị các chứng can khí uất trệ, nhũ phòng căng đau, sán khí đau đớn, thực tích khí trệ, ngoài ra còn có tác dụng ức chế mạnh cơ trơn của ruột nên chống co thắt, tác dụng của thuốc là trực tiếp lên cơ trơn. So sánh với Trần bì thì Thanh bì làm giãn cơ trơn của ruột mạnh hơn. 
Bạch Thược: có tác dụng dưỡng huyết, liễm âm, hòa can chỉ thống. Chủ trị các chứng can huyết hư, cơ thể hư nhược, nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, các chứng bệnh dạ dày, thai sản, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can. Ngoài ra bạch thược còn chủ trị các chứng táo bón kinh niên, trị viêm loét, xung huyết dạ dày, trị các chứng đau bụng. 
Thanh Diệp Hành: có tác dụng như một kháng sinh có thể đẩy một số loại vi khuẩn có hại ra ngoài dạ dày như vi khuẩn lị, amip...vv. 
Nghệ vàng: có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa viêm loét dạ dày do thừa dịch vị.
Cam thảo dây: Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày.
Nghệ đen: Có tác dụng phá ứ, tiêu tích. nghệ đen còn có tác dụng bế kinh, kinh nguyệt không đều, ăn uống khó tiêu, đầu bụng, nôn mửa.
Chuối hoa rừng: Chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nhưng trong dân gian thường dùng quả chuối hoa rừng làm vị phụ tá rất cần thiết trong điều trị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và dùng cho một số bệnh chứng khác như phong thấp v.v… 
Tam thất: Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng. Có tác dụng hoá ứ, cầm máu (chữa thổ huyết, băng huyết, rong huyết, sau đẻ máu hôi không ra hết, lỵ ra máu), tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, đau tức ngực, u bướu, huyết ứ, bế kinh, thống kinh, sản hậu huyết hư gây đau bụng, ung nhọt, sưng do chấn thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ngủ ít. Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp ung thư (ung thư vú, ung thư máu…). 
Địa du: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để cầm máu trong các trường hợp: nôn ra máu, chảy máu dạ dày, trị tiêu ra máu, kiết lỵ ra máu, rong kinh do huyết nhiệt, bỏng do nóng… 
Đương quy: Tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Ngoài ra, có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không điều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh. 
Thăng ma: Tác dụng thăng khí (làm lưu thông khí huyết) chữa các chứng sa giáng (sa dạ dày, dạ con, trực tràng…), nhức đầu nóng rét, đau họng, mụn lở trong miệng, tả lỵ lâu ngày, ban sởi không mọc hết, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc. 
Sài hồ: vị đắng, tính mát; Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn.
Dựa trên những phân tích hết sức khoa học trên đây có thể thấy bài thuốc dân gian “ Thảo dược đông y trị viêm dạ dày” của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc có tác dụng hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh về dạ dày: đau dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm trượt dạ dày, trào ngược dạ dày…

Công trình nghiên cứu đã từng được áp dụng năm 2008 với 200 trường hợp kết quả như sau:
176 người khỏi hoàn toàn với thời gian điều trị trên dưới 70 ngày: các vết viêm lành hẳn sau khi nội soi kiểm tra lại.
- 21 người khỏi bệnh với thời gian 90 ngày do tình trạng viêm loét quá nặng và lạm dụng quá nhiều thuốc tây y nhưng không khỏi gây ra tình trạng nhờn thuốc.
3 người giữ nguyên tình trạng bệnh, nguyên nhân do không kiêng được các chất kích thích, đồ cay nóng như: bia rượi, thuốc lá, café…vv
Từ những kết quả khả quan như trên bài thuốc đã được sử dụng rộng rãi và giúp cho gần 5000 người chữa khỏi chứng bệnh viêm dạ dày khắp ba miền Bắc Trung Nam và cả người nước ngoài.

Trên đây là những ý kiến đánh giá dưới góc độ chuyên môn giúp cho nhiều người biết đến bài thuốc để chữa trị, giảm thiểu chi phí, thời gian chữa trị và an toàn tuyệt đối.

Theo sức khỏe và đời sống

Cây thuốc quý chữa bệnh đau viêm dạ dày

Tình cờ có lần đến nhà anh bạn là cán bộ xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, tôi thấy một cây lạ mọc um tùm bên giếng nước. Chủ nhà cho biết đây là “vị cứu tinh” chữa bệnh đau viêm dạ dày (do uống nhiều rượu) trong những năm dạy học ở miền núi Tây Giang, nên “cây thuốc của đồng bào dân tộc đã theo thầy giáo về xuôi”. Chỉ cần rửa sạch và nhai sống vài ba lá tươi với một hạt muối là cắt cơn đau liền.

Một lần khác, tại một buổi tiệc cuối năm, tôi gặp cậu em ruột của ông anh cột chèo với tôi, cho biết anh bị viêm loét dạ dày, bệnh viện xét nghiệm nhiều lần, xác định là do vi khuẩn Helicobacter Pylory, nhưng “uống thuốc mấy năm trời tốn hàng đống tiền” vẫn không khỏi, sau nhờ ông bố vợ đi buôn ở miền núi đem về một cây thuốc của đồng bào dân tộc (tôi được cho xem mẫu đúng là cây thuốc nói ở trên), chỉ cần lấy vài lá tươi rửa sạch ăn với chút muối, dùng một thời gian, thế là khỏi hẳn. Kinh nghiệm này đã được một cán bộ ở Chi cục Thuế Hòa Vang có mặt trong buổi tiệc xác nhận là đúng và cho biết đã mách miệng nhiều người dùng, phần lớn bệnh nhân đều khỏi bệnh.
Tôi đã gửi mẫu cây thuốc đó cho TS.Võ Văn Chi - tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam để định danh. Thầy Chi trả lời: “Vì cây chưa có hoa nên khó xác định chính xác. Nhưng căn cứ vào màu lá, gân trắng ở giữa và ở cả 2 bên, có thể là Sanchezia speciosa (tạm phiên âm là cây Xăng-sê) thuộc họ Ô rô - Acanthaceae. Hiện chưa có tài liệu về việc sử dụng các loài Sanchezia làm thuốc”.

Rất may, trong đợt đi tìm thuốc nam vào đầu năm 2011, khi đến Thoại Nam Phật đường ở Duy Xuyên, tôi gặp lại cây này trong vườn chùa đang trổ hoa. Một cô ở chùa cho biết nhờ cây này mà có người em đau dạ dày và đại tràng triền miên, chữa đông tây nam bắc đủ thứ không khỏi, nay đã đỡ hẳn mấy năm nay. Hỏi cách dùng, ngoài việc ăn sống còn có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày.

Tấm ảnh cây thuốc đang ra hoa đã thành “căn cước” để tôi kết luận chính xác là cây Sanchezia speciosa mà thầy Chi đã nghi ngờ. Và đúng như thầy Chi nói, chúng tôi tra cứu trên mạng tiếng Anh, tiếng Hoa đều thấy cây này trong danh mục cây cảnh, nhưng chưa thấy ở đâu nói đến làm thuốc.

Tình cờ khi đang viết dở bài này, một thạc sĩ ở Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng, đến nhà tôi cho biết từng được một người mách và cho cây thuốc về trồng lấy lá ăn sống chữa hết chứng viêm đại tràng mạn tính. Tôi liền lấy ảnh cây Xăng-sê cho xem và được vị giảng viên vốn là bác sĩ ngoại khoa nhưng rất đam mê thuốc nam này xác định đúng cây thuốc đã dùng.

Thiết nghĩ, rất có thể cây Xăng-sê là cây thuốc mới chữa bệnh đường ruột khá hiệu quả, mong các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu kết luận về tính năng chữa bệnh của cây này để bổ sung kho tàng tri thức về cây thuốc của loài người.

Bí quyết phòng ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày

Thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân bị đau dạ dày ngày càng gia tăng. Đau dạ dày hay nói chính xác là viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng,… còn được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại. Ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Ngoài ra việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, trẻ em từ 1 tuổi trở lên cho đến những cụ già ngoài 90 tuổi cũng có thể mắc bệnh dạ dày.


Tục ngữ có câu: “vị bệnh sinh bách bệnh” từ một bệnh nếu không được điều trị khỏi hẳn, cứ để dai dẳng kéo dài có thể sinh ra nhiều bệnh khác. Để điều trị bệnh một cách hiệu quả cần xác định nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
Nguyên nhân:
  • Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dạ dày là do tăng chế tiết axit làm hư hại niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm loét.
  • Sử dụng các loại kháng sinh như: aspirin, hoặc sử dụng một số loại kháng sinh để điều trị các bệnh về đau lưng, xương khớp cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
  • Năm 1982 các nhà khoa học đã tìm ra thêm một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày
Sau bữa ăn thường thấy xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau lâm râm ở vùng trên rốn có thể là nguyên nhân của bệnh dạ dày. Nếu dấu hiệu đau bụng xuất hiện khoảng 1 giờ sau khi ăn thì là dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Trường hợp đau bụng xuất hiện khoảng 3 giờ sau ăn thì là dấu hiệu của viêm loét hành tá tràng.
Tuy nhiên khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám, kiểm tra và nội soi. Thông qua kết quả nội soi bác sĩ mới có thể kết luận một cách chính xác bệnh nhân có bị viêm loét dạ dày hay không. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên nội soi quá nhiều lần vì nó có thể gây xước niêm mạc dạ dày.
Biến chứng bệnh dạ dày
Đối với bệnh dạ dày có rất nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả, tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi phải kiên trì. Người bệnh cần uống thuốc theo liệu trình của bác sĩ, tránh bỏ giữa chứng khiến bệnh khó điều trị hơn.
Bệnh dạ dày nếu không được điều trị sớm, và điều trị dứt điểm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thậm chí có thể gây ung thư dạ dày.
Phòng ngừa bệnh dạ dày
Để phòng ngừa bệnh dạ dày mỗi người nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thói quen dùng bia rượu. Khi bị đau lưng, đau nhức xương khớp không tự ý mua thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn về điều trị, mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Riêng đối với việc phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp cách tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch.
Lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày

Đối với những người đã mắc bệnh cần hạn chế căng thẳng. Nên xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, thời gian biểu thích hợp. Trong quá trình điều trị nên thực hiện theo những chỉ dẫn của thầy thuốc.

Triệu chứng bệnh đau viêm dạ dày

Triệu chứng bệnh đau viêm dạ dày.
Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Triệu chứng thường thấy của viêm dạ dày là hiện tượng đau bụng liên quan với tình trạng bất ổn. Các triệu chứng khác có thể có liên quan, chẳng hạn như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi . Ngoài ra nôn ra máu là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và nó có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa.

Triệu chứng bệnh đau viêm dạ dày
Triệu chứng bệnh đau dạ dày
Người bị viêm dạ dày có thể không có biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết. Những biểu hiện thường gặp: đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, có trường hợp đau cồn cào, nóng rát không theo một quy luật thời gian nào cả, đau liên tục, kèm theo là triệu chứng đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu.

Thậm chí trong trường hợp tổn thương nặng có thể bị buồn nôn, nôn khan. Nếu vừa ăn xong bị nôn ngay, nôn ra hết được người bệnh lại cảm thấy rất dễ chịu.

Những người bị ợ dịch chua là do tổn thương lâu ngày làm ứ đọng dịch và gây trào ngược dịch, trường hợp này thường đã ở giai đoạn viêm dạ dày mạn tính.

Các triệu chứng khác

- Ợ hơi: có thể làm dịu cơn đau một chút hoặc không hết đau

- Nôn hoặc buồn nôn: dịch nôn ói có thể trong, xanh, vàng, có tia máu hoặc toàn máu tùy theo độ trầm trọng của viêm dạ dày

- Cảm giác đầy hơi, lình bình ở thượng vị

- Ơ những trường hợp nặng: có thể có chảy máu trong dạ dày. Các triệu chứng thường là:

+ Tái xanh, toát mồ hôi, tim đập nhanh

+ Ngất xỉu, khó thở

+ Đau ngực hoặc đau nhiều vùng dạ dày

+ Ói nhiều máu

+ Tiêu phân đen, dính, hôi

Bệnh đau dạ dày với những phân tích chuyên sâu về bệnh

Bệnh Đau Dạ Dày - Tế bào gốc tái tạo niêm mạc Helicobacter Pylori



Ước tính có khoảng 5-10% dân số trên thế giới bị bệnh đau dạ dày. Riêng bên Mỹ có đến 25 triệu người bị bịnh, số đàn ông và đàn bà bịnh ngang nhau. Ở Việt Nam tỉ lệ này là 7%. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất mà y học ngày nay mới phát hiện ra đó là có đến hơn 70% số dân có nguy cơ bị nhiễm chứng bệnh này và nguyên nhân chính đã được xác định là vi trùng Helicobacter Pylori. 

Phải đến 100 năm sau (1892-1982), qua biết bao công trình nghiên cứu của nhiều nhà Khoa học, mới tìm ra nguyên do chứng đau dạ dày là do con vi trùng Helicobacter pylori. 

Tiến trình khám phá HELICOBACTER PYLORI 

Forward (Modlin) 
1892 Bizzozero (Figura) 
1917 Kobayashi (Fukuda) 
1940 Freedberg (Freedberg) 
1950 Fitzgerald (O'Connor/O'Morain) 
1957 Susser (Sonnenberg) 
1957 Lieber (Lieber) 
1966 Ito (Ito) 
1973 Morozov (Morozov) 
1975 Steer (Steer) 
1978 Ramsey (Harford/Peterson) 
1979 Phillips (Phillips/Lee) 
1973 Yao (Xiao/Yao) 
1979 Warren (Warren) 
1982 Marshall (Marshall) 
1990 Unge (Unge) 

Năm 1982, hai nhà Khoa học người Úc Robin Warren và Barry Marshall đã tìm ra mối liên hệ giữa bactérie Helicobacter và chứng loét dạ dày (ulcer), chớ không phải do stress. Hội Khoa học đã quá chậm chạp để công nhận sự tìm ra này. 

Năm 1996: Công nhận là phải chữa trị bằng kháng sinh (antibiotique) 
1997: Tìm ra génome của Hélicobacter Pylori. 

Nguyên nhân bệnh đau dạ dày 


Ðầu thế kỷ thứ 20, người ta cho rằng nguyên nhân của đau dạ dày là yếu tố tâm lý, sự căng thẳng thần kinh hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, di truyền, nghiện thuốc lá... Rồi có nhiều acide trong dạ dày (acide gastrique) tiết nhiều làm gây ulcer dạ dày, nên người ta chỉ cho bịnh nhân nghỉ ngơi, uống thuốc chống acide (antacid)Thật ra, đó chỉ là những yếu tố thuận lợi làm bệnh phát triển chứ không phải là nguyên nhân sinh bệnh. 

Ðến năm 1982, Robin Warren và Barry Marshall đã phát hiện rằng Helicobacter Pylori (HP) chính là thủ phạm gây nên bệnh loét dạ dày - tá tràng. HP có hình xoắn với 4-7 râu ở mỗi đầu. Khi thâm nhập vào bao tử, vi khuẩn này sẽ phá huỷ lớp chất nhầy che phủ bề mặt dạ dày. Trong khi lớp chất nhầy này có tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi bị chất acidet và các men tấn công. Nếu chỗ nào bị hư hại nặng thì sự tấn công sẽ tiếp diễn và gây ra hiện tượng loét. 

Có hàng tỉ vi trùng này trong bao tử, nếu không bị diệt trừ thì sẽ tồn tại suốt đời người bị nhiễm. Vi trùng này có thể gây ra rối loạn tiêu hoá, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, loét tá tràng, ung thư dạ dày, u ác tính tế bào limphô ở niêm mạc dạ dày... Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định HP còn là một trong số những tác nhân chính gây ung thư, có vai trò quan trọng trong diễn tiến đưa đến ung thư dạ dày. HP có mặt trong khoảng 65-70% trường hợp viêm dạ dày, 70-80% ung thư dạ dày, hơn 90% các trường hợp loét bao tử hoặc tá tràng. Nguy cơ ung thư bao tử ở người bị nhiễm HP sẽ tăng từ 6-10 so với người không bị nhiễm. 

Ước tính có khoảng trên 50% dân số bị nhiễm vi khuẩn này, đặc biệt ở những nước đang phát triển thì tỉ lệ này còn tăng cao hơn với 60-80%. Riêng Việt Nam, con số này là 70%. Sự lây truyền vi trùng này chủ yếu qua đường miệng hoặc chất thải (nghĩa là thức ăn bị nhiễm vi trùng HP) . Ruồi cũng là một con vật trung gian góp phần lây lan HP qua đường thực phẩm. 

Triệu chứng bệnh đau dạ dày

Khi bụng đói thấy đau: giữa hai bữa ăn hay sáng sớm. Có bệnh lâu dài, ulcer làm lở dạ dày và chảy máu nên có khi ói ra máu hay đi cầu có máu đỏ sậm hay đen ăn không còn thấy ngon và cơ thể yếu dần. 

Tế bào gốc tái tạo niêm mạc:

Giáo sư Xu Rongxiang, một chuyên gia nổi tiếng trong điều trị bỏng, đã thông báo kết quả công trình mới của ông tại Bắc Kinh. 

Giáo sư Xu và nhóm của ông đã nuôi cấy mô dạ dày và ruột từ tế bào gốc của chuột trong một chất lỏng dinh dưỡng chứa GIC (vật liệu được sử dụng để kích thích tế bào gốc, giúp chúng phát triển thành tế bào chuyên hóa). Sau 18 ngày, tế bào gốc sinh sôi và phát triển khá tốt, dần hình thành các tế bào niêm mạc hoàn chỉnh. 

Nghiên cứu cũng xác định rằng GIC có thể cải thiện quá trình tái tạo niêm mạc ruột, dạ dày, và giúp sửa chữa các mô niêm mạc. 

ĂN SỐNG SU XANH BROCOLI : Ăn sống su xanh brocoli sẽ chữa được bệnh ung thư dạ dày 


Điều trị bệnh đau dạ dày


Nhiễm HP có thể được phát hiện bằng nhiều kỹ thuật như: Nội soi dạ dày - tả tràng. Hoặc nhanh hơn, người ta có thể thử máu hay thử hơi thở. Người ta cho uống một dung dịch , sau một giờ thì thử hơi thở... 

Còn hướng điều trị được cho là hiệu quả nhất do các chuyên gia hàng đầu về tiêu hoá khuyến cáo tại Hội nghị về điều trị loét dạ dày - tá tràng (vừa tổ chức ở Việt Nam và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào giữa tháng 10 năm 2002 là phối hợp giữa ba loại dược phẩm: 1 thuốc chống tiết acide và 2 thuốc kháng sinh có hiệu lực diệt HP cao là Clarithromycine và Amoxicilline. Việc tuân theo đúng theo lời chỉ dẫn của y sĩ điều trị hết sức quan trọng. 

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh dùng vị cay, chua, hoặc dùng những chất gây tăng tiết acide như chè, càphê, bia, sữa... Đặc biệt, không nên hút thuốc lá vì các hoá chất trong khói thuốc sẽ làm chậm đi 50% tiến độ lành sẹo của những vết loét dạ dày - tá tràng. Người bệnh có thể dùng các loại thuốc Y học cổ truyền có chứa tinh bột nghệ và mật ong để chữa bệnh một cách hiệu quả.

Viêm Trợt hang vị dạ dày chữa có nhanh khỏi không ?

THUỐC VÀ CÁCH CHỮA XUẤT HUYẾT DẠ DÀY HIỆU QUẢ NHẤT

Xuất huyết dạ dày là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, ở nước ta tỷ lệ mắc chứng bệnh xuất huyết dạ dày khá cao chủ yếu là do chế độ sinh hoạt, ăn uống có thể gây lên bệnh mà người bệnh không hề hay biết. Để bạn đọc hiểm thêm về chứng bệnh xuất huyết dạ dày ban biên tập có bài viết tổng quan về chứng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo tại trang bacsidaday.com.
Trong mỗi chúng ta chắc hẳn đã có đôi lần nghe nói tới căn bệnh xuất huyết dạ dày, nó có thể đã từng xảy ra với chính bản thân bạn , hoăc với những người xung quanh bạn như bạn bè, đồng nghiệp,người thân…vậy nguyên nhân tại sao lại dẫn đến xuất huyết dạ dày và triệu chứng của bệnh ra sao, sẽ xảy ra những nguy hiểm gì khi không phát hiện kịp thời.
Xuất huyết dạ dạ dày nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng do mất máu quá nhiều.

Xuất huyết dạ dày
I. Nguyên nhân

Xuất huyết dạ dày là một bệnh lý cấp tính hậu quả của các tổn thương viêm loét dạ dày cấp hoặc mãn tính

Xuất huyết dạ dày thường xảu ra sau khi bệnh nhân uống rượu, vô tình hoặc cố ý uống phải dung dịch acid hoặc kiềm, stress căng thẳng quá độ, dùng một số thuốc giảm đau chống viêm (aspirin, corticoid, thuốc chống đông máu)

Xuất huyết dạ dày cũng có thể gặp trên bệnh nhân có bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan, ung thư dạ dày, Do các bệnh máu như Bệnh bạch cầu, Bệnh suy tuỷ xương, Bệnh máu chậm đông, Bệnh máu chảy lâu, xuất huyết giảm tiểu cầu : một số bệnh máu do những cơ chế khác nhau có thể chảy máu ở nhiều nơi: chân răng, mũi, dưới da, ruột, niêm mạc dạ dày…

II. Triệu chứng

Khi bị xuất huyết dạ dày, triệu chứng đầu tiên là đau dữ dội vùng thượng vị, sau lan khắp bụng, bụng cứng, toát mồ hôi, bệnh nhân bị tái xanh, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

Nôn máu là triệu chứng điển hình. Trước khi nôn, người bệnh thấy nôn nao. Khó chịu, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Có khi nôn ra rất nhiều và nhanh chóng không dấu hiệu báo trước. Máu có thể còn tươi nếu máu chảy ra được nôn ngay. Máu đen lẫn máu cục và thức ăn vì máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian mới nôn ra. Chất nôn có màu nâu, hồng: khi máu chảy ít đọng lại lâu trong dạ dày, bị hoà loãng và thay đổi bởi dịch dạ dày và thức ăn.

Đôi khi bệnh nhân không có nôn mà chỉ có đại tiện phân đen. Phân đen như bã cà phê, mùi khẳm do máu đã được tiêu hóa một phần. Trường hợp chảy máu nhiều, phân thường loãng, có nước màu đỏ xen lẫn với phân lổn nhổn đen mùi khắm. Nếu chảy máu ít hơn, phân vẫn thành khuôn, màu đen giống nhựa đường, mùi khắm.

III. Tiến triển và biến chứng

Tuỳ theo số lượng máu và thời gian chảy máu mà ảnh hưởng đến toàn trạng người bệnh có khác nhau.

Nếu nhẹ, máu chảy ra ít, khoảng vài chục đến vài trăm mililit khối. Người bệnh chỉ thấy hơi mệt mỏi, không có thay đổi rõ rệt về toàn trạng, mạch, huyết áp.

Nếu lượng máu ra nhiều trong một thời gian ngắn sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính: Chóng mặt, hoa mắt, Vã mồ hôi, lạnh chân tay, da niêm mạc nhạt, Mạch nhanh nhỏ, khó bắt, Huyết áp hạ, Thở nhanh, có khi sốt nhẹ, Đái ít, có khi vô niệu, có khi nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Chảy máu ít nhưng kéo dài: tuy không gây nên tình trạng mất máu cấp tính nhưng dẫn đến tình trạng thiếu máu: da niêm mạc nhợt nhạt, nhọc mệt, suy tim do thiếu máu…

III. Điều trị

Sơ cứu tại chỗ: Giữ bệnh nhân nằm yên trên giường ở tư thế đầu thấp chân cao, sinh hoạt ngay tại giường. Nếu cần, ủ ấm cho bệnh nhân

Đông y quy chứng này về Vị quản thống thể Huyết ứ, Phép trị là Lương huyết chỉ huyết, bổ huyết, thông lạc hoạt huyết

IV. Dinh dưỡng, Chế độ ăn

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Chế độ ăn nhằm mục đích: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, Giảm tiết acid dịch vị, Nương nhẹ chức năng dạ dày ruột, Đề phòng thiếu dinh dưỡng.

* Sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và chống tăng tiết acid dịch vị.

- Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật…

- Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.

- Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo nếp, bột sắn, khoai, bánh mỳ.

- Ít xơ sợi: rau củ non.

- Đồ uống: nước chín, nước chè loãng.

- Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.

* Hạn chế hoặc không sử dụng thức ăn, nước uống gây kích thích niêm mạc dạ dày.

- Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xường, xúc xích.

- Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.

- Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua.

- Gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.

- Rượu, chè, cà phê đặc.

* Cách ăn uống để tránh kích thích niêm mạc dạ dày.

- Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày.

- Ăn điều độ, không để quá đói hoặc ăn quá no.

- Không ăn thức ăn quay, rán,

- Thức ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì làm cho dạ dày co bóp mạnh.

Vi khuẩn gây viêm loét dạ dày

Viêm dạ dày là một căn bệnh rất đáng lo ngại nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn. Viêm dạ dày thường xảy ra ở những người có mô hình ăn uống bất thường, như các loại thực phẩm có tính axit, kích thích sản sinh axit trong dạ dày, hoặc các loại thực phẩm, các loại thuốc có thể gây kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó một số vi sinh vật truyền nhiễm cũng có thể gây ra viêm dạ dày.


Triệu chứng của viêm dạ dày: Người bị viêm dạ dày thường có triệu chứng: đau ở hố của dạ dày, buồn nôn, mệt mỏi, đầy hơi, khi ăn không thấy cảm giác ngon miệng, mặt xanh xao, nhiệt độ cơ thể tăng lên, ra mồ hôi lạnh, chóng mặt,… Trường hợp nặng có thể nôn ra máu.

Axit dạ dày tăng cao có thể do một số nguyên nhân như: ăn muộn, bị căng thẳng, ảnh hưởng đến sản xuất của axit dạ dày thừa. Tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống gây tiết axit dạ dày cao như các loại thực phẩm và đồ uống có vị chua, cay, cà phê, vitamin C liều cao, các loại trái cây chua.

Ngoài nguyên nhân trên thì viêm dạ dày còn do vi khuẩn Hp, nhiễm khuẩn E-colli, salmonella hoặc virut gây nên.

Phương thức lây truyền của vi khuẩn Helicobacter Pylori: Vi khuẩn Hp có thể lây truyền qua đường ăn uống: Mẹ bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp nhai thức ăn cho con. Hoặc những con ruồi bẩn đậu vào phân của người bị viêm dạ dày có vi khuẩn Hp sau đó lại đậu vào thực phẩm. Hoăc do không rửa tay trước khi ăn cũng là một nguyên nhân.

Những điều cần tránh đối với bệnh viêm dạ dày có vi khuẩn Hp

- Tránh các thức ăn có chứa rất nhiều khí (chẳng hạn như mỡ, mù tạt, cải bắp, mít, chuối, Amra, trái cây sấy khô, nước giải khát).

- Tránh các thức ăn kích thích việc sản xuất acid dạ dày

- Tránh những thức ăn mà khó có thể tiêu hóa mà làm cho dạ dày ví dụ như thức ăn béo chậm hơn trống, bánh, phô mai, vv.

- Tránh các loại thực phẩm mà thiệt hại các bức tường của dạ dày như giấm, gia vị, hạt tiêu và các loại thảo mộc

- Tránh những thức ăn làm suy yếu van dưới thực quản như sô cô la, chất béo và các thực phẩm chiên.

- Tránh nhiều nguồn carbohydrate như gạo nếp, mì, bún, bulgur, ngô, sắn, những câu chuyện, và lunkhead.

Để phòng tránh bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn Hp nên giữ vệ sinh môi trường sống trong lành sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thức ăn sau khi chế biến xong cần phải được đậy cẩn thận để tránh ruồi đậu vào. Ngoài ra nếu trong gia đình có người bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp nên chú ý vấn đề ăn uống, để tránh lây qua đường ăn uống.

Rau gia vị tẩy giun trị đau viêm dạ dày

Cây rau gia vị quen thuộc như mùi tàu, thì là, cây mơ lông kết hợp với một số vị khác chữa đầy hơi, sốt rét, trị giun, đau dạ dày hiệu quả.

Cây mùi tàu

Trị chứng ăn không tiêu: Khi bị lạnh bụng, ăn không tiêu, đầy trướng bụng thì lấy 50g rau mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ, 1 củ gừng tươi nhỏ rửa sạch giã nát. Hai thứ trên cho vào niêu đất, đổ 3 bát nước (bát ăn cơm) sắc khi còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Mỗi lần uống cách nhau 4 tiếng.

Trị chứng chướng khí, thở mệt: Lấy rau mùi tàu tươi rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc 30 – 40g với 2 bát nước còn 2/3 bát thì chia uống làm 2 lần.

Trị chứng đầy hơi: Khi bị đầy hơi, cảm sốt lấy 10 16g rau mùi tàu rửa sạch, vò nát hãm như hãi chè tươi, chia uống nhiều lần trong ngày.

Trị chứng sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh: Lấy 20g rau mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi.

Cây thìa là (thì là)

Bổ tỳ, bổ thận: Dùng cây rau thìa là luộc chín, trộn với dầu, muối, ăn kiên trì sẽ có kết quả tốt.

Chữa chứng tỳ yếu, thận suy: Dùng 50g quả thìa là sắc với 300ml nước, còn 100ml thì chia uống trong ngày mỗi lần uống khoảng 30 – 50ml. Kiên trì dùng liên tục 5 – 7 ngày sẽ cho kết quả tốt.

Chữa chứng sốt rét: Khi bị sốt rét, nhất là sốt rét ác tính lấy ngay hạt thìa là tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống hoặc sắc lên uống cũng có công hiệu.

Chữa chứng đái rắt: Khi đi tiểu thấy đau buốt, tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm, lượng nước tiểu ít thì dùng một nắm thìa là, tẩm với nước muối, sao vàng, tán bột mịn, dùng bánh dầy chấm với bột này ăn rất tốt.

Chữa chứng đờm ứ trệ, tiêu hóa kém: Dùng 3 – 4g hạt thìa là nhai thật kỹ rồi nuốt cả nước lẫn bã.

Cây mơ lông

Trị chứng kiết lỵ mới phát hoặc kiết lỵ lâu ngày: Nếu bị lỵ mới phát thì lấy 1 nắm lá mơ, 1 nắm lá phèn đen rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vảy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, ngày 2 – 3 lần.

Nếu bị lỵ lâu lấy 1 nắm lá mơ tươi lau bằng khăn sạch thái nhỏ, đập 1 quả trứng gà trộn đều, bọc lá chuối nướng chín, hoặc cho lên chảo rang khô, không cho gia vị. Ăn ngày 3 lần, ăn liên tục vài ngày là khỏi.

Hoặc lá mơ lông 20g, cỏ phượng vĩ 20g, hạt cau 25g, cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 100g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày.

Trị chứng tiêu chảy do nóng: Lá mơ 16g, nụ sim 8g, sắc với 500ml nước còn 200ml chia uống 2 lần trong ngày.

Trị giun: nếu bị giun kim, giun đũa thì lấy 50 lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, cho ít muối uống vào buổi sáng lúc đói rất hiệu nghiệm. Ngoài ra có thể lấy 30g lá rau mơ tươi (cả lá và ngọn) rửa sạch, cho thêm 50ml nước sôi để nguội, thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ sẽ trị được giun kim.

Trị chứng bí tiểu tiện: sỏi thận gây bí tiểu thì lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần cho kết quả tốt.

Trị chứng đau dạ dày: Lấy khoảng 20 – 30g lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 1 lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.

Bệnh dạ dày với những thực phẩm làm giảm axit dạ dày

Sự tích tụ axit trong dạ dày của bạn có thể gây ra một cảm giác nóng rát khó chịu. Khó tiêu đôi khi xảy ra, và axit cũng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và thực quản của bạn. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng, bao gồm cả viêm loét. Sự tích tụ acid dạ dày có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm cả chế độ ăn uống, di truyền và tính axit tự nhiên của cơ thể. Trường hợp acid dạ dày quá nhiều có thể xảy trong cả hai trường hợp mãn tính và cô lập. Dù vấn đề axit dạ dày có do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì các loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát được vấn đề này.

Sữa

Hầu hết các thuốc kháng acid sử dụng canxi là một trong các thành phần chính của họ. Canxi là một khoáng chất kiềm có tác dụng trung hòa acid khi tiếp xúc. Sữa là một thức uống có tính kiềm có chứa một lượng lớn canxi, uống sữa được cho là một trong những biện pháp khắc phục vấn đề axit dạ dày tốt nhất. Uống một ly sữa khi cần thiết để làm dịu dạ dày của bạn và dập tắt axit trong dạ dày của bạn. Uống sữa cũng có thể ảnh hưởng đến pH tổng thể của cơ thể và có thể chống lại bất kỳ axit tồn tại bên ngoài các bức tường của dạ dày của bạn.

Trà hoa cúc

Theo RevolutionHealth.com những loại trà thảo dược được coi là một trong các loại trà tốt nhất để sử dụng trong cuộc chiến chống lại acid dạ dày. Trà thảo dược có tác dụng làm dịu axit trong dạ dày và hạn chế tiết axit dạ dày. Cách tốt nhất để uống các loại trà thảo dược là nhâm nhi từng chút một, sau khi trà âm ấm. Không nên uống trà quá nóng vì điều này có thể kích hoạt sản xuất axit dạ dày nhiều hơn.
Trà hoa cúc giảm axit dạ dày

Kẹo gừng

Gừng được biết đến như một thảo dược có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả. Kẹo gừng được các bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp làm giảm axit trong dạ dày, giảm đau bụng hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.

Táo

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong táo, thậm chí là giấm táo có khả năng làm giảm axit trong dạ dày. Mặc dù táo có tính axit tuy nhiên táo có chứa axit và các enzym khỏe mạnh có thể giúp trung hòa acid dạ dày bên trong cơ thể của bạn. Để có kết quả tốt nhất, sử dụng sản phẩm táo được trồng theo phương pháp hữu cơ để tránh thuốc trừ sâu và các hóa chất khác vì nó có thể làm trầm trọng thêm acid dạ dày.

Hạnh nhân
Hạnh nhân giảm axit dạ dày

Báo cáo RevolutionHealth.com cho rằng hạnh nhân được xem là một trong những phương pháp tốt nhất để điều trị acid dạ dày trong cơ thể của bạn. Khi có hiện tượng nóng rát dạ dày do nguyên nhân lượng axit trong dạ dày tăng cao thì có thể nhai một chút hạnh nhân sẽ làm dịu dạ dày, dập tắt sự tích tụ axit trong dạ dày.