Bệnh dạ dày mắc phải vì do muốn giảm cân


Đau dạ dày do giảm cân
Nhiều chị em mong muốn có thân hình đẹp đã có những chế độ ăn thiếu khoa học, không những không đạt được mục đích mà còn gây hại dạ dày.
- Nhiều chị em truyền nhau bí quyết giảm cân hữu hiệu như nhịn đói, uống giấm, ăn thật cay… Sau khi thực hiện, có chị bị bệnh dạ dày nặng.
Chuẩn bị làm cô dâu, chị Hồng Minh (ở Thanh Hóa) ngày đêm lo lắng tình trạng thừa cân của mình sẽ mặc váy cưới sẽ không đẹp. Mấy tháng nay, chị hạn chế ăn đồ ngọt, giảm lượng thức ăn nhưng cũng không có tác dụng. Đến cơ quan, thấy mấy chị đồng nghiệp bàn tán chuyện giảm cân bằng cách nhịn ăn và uống dấm mỗi ngày, chị Minh như “vớ được cọc”. Vậy là, chị vội lên kế hoạch và thực hiện chiến lược giảm cân “độc chiêu” này ngay ngày hôm sau.
Hơn một tuần trôi qua, trọng lượng cơ thể có giảm đôi chút nhưng chị thấy ở bụng thường xuất hiện những cơn đau nhẹ. Cố thực hiện thêm tuần nữa, bụng chị càng đau dữ dội hơn, da tái nhợt, người yếu hẳn đi. Lúc này chị mới đến bệnh viện, bác sĩ cho biết chị bị viêm loét dạ dày, tá tràng và thiếu máu nghiêm trọng.


Không chỉ nhịn ăn sáng, mỗi ngày chị Thúy kế toán viên của một công ty (ở Thanh Xuân, Hà Nội) còn nhịn luôn cả bữa chiều để đạt được ước nguyện giảm cân. Mỗi ngày chị chỉ ăn đúng 1 bát cơm với rau vào bữa trưa.
Trước kia, chị Thúy vốn là hoa khôi của trường Đại học. Từ ngày lấy chồng, sinh liền 2 con, vóc dáng của chị “phát tướng” trông thấy. Mỗi khi gặp bạn cũ chị thấy rất mất tự tin. Nghe chị bạn thân nói nhịn ăn giảm cân rất khả thi, chị Thúy liền thực hiện ngay. Hai tuần đầu chị giảm được 2kg thật nhưng cũng là thời điểm chị bắt đầu thấy toàn thân mỏi rã rời, nhiều hôm còn thấy bụng dạ cồn cào, đau âm ỉ.
Cũng biết ăn ít làm thay đổi cơ chế hoạt động của cơ thể, gây ra tác hại như vậy nhưng vì nghĩ khi cơ thể quen rồi thì sẽ không vấn đề gì, vậy là chị Thúy cố gắng giảm thêm 3-4 cân nữa thì dừng lại.
Rồi một hôm chị ngất xỉu giữa nhà vì tụt huyết áp, gia đình đưa chị đến bệnh viện, bác sĩ kết luận chị bị suy nhược cơ thể rất nặng. Nghiêm trọng hơn, việc nhịn ăn của chị đã làm thay đổi đột ngột quá trình co bóp, tiết dịch của dạ dày nên bị viêm dạ dày cấp cần điều trị ngay.
Không bớt cân chỉ thấy hại sức khỏe
Không có cơ sở khoa học, không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, các chị em tự “truyền” cho nhau những kinh nghiệm giảm cân được cho là cực kì hiệu quả. Và hậu quả cuối cùng là ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.
Giảm cân theo cách nhịn ăn, tăng cường uống nước mía pha muối ớt, nước dấm… là những phương pháp phản khoa học. Tuy có thể làm chị em giảm một vài cân nhưng lại rất có hại cho cơ thể.
Sở dĩ chị Hồng Minh bị viêm loét dạ dày vì chị uống dấm nhiều đã là cho axit trong dạ dày kết hợp axit của dấm và tàn phá niêm mạc dạ dày. Từ đó gây viêm loét, xuất huyết dạ dày, tá tràng…
Còn trường hợp của chị Thúy, chị nhịn ăn hàng ngày làm cho cơ thể thiếu protein, thiếu hẳn năng lượng. Do đó, cơ thể ngừng sản sinh các loại hormone tăng trưởng, dẫn đến thiếu máu, da bắt đầu xanh xao, sức khỏe suy giảm rõ rệt.
Một phương pháp giảm cân khác cũng “nguy hiểm” không kém mà chị em nên biết để tránh. Đó là trường hợp của chị Thu Hà (hướng dẫn viên du lịch).
Trong một lần đi tour (dẫn khách đi du lịch), chị Hà “học lỏm” được một bí quyết giảm cân là pha muối ớt vào nước mía, mỗi tháng sẽ giảm 4-5kg “dễ như chơi”.
Tuy nhiên, mặc dù nước mía có hàm lượng đường lớn hấp thu vào máu cơ thể sẽ không có cảm giác đói và đi tiểu nhiều hơn nên khiến bạn giảm cân nhưng chất cay nóng của ớt lại có hại cho dạ dày “lâm trọng bệnh”.
Chỉ trong vòng 10 ngày chị Hà đã giảm 2kg nhưng kèm theo đó sức khỏe của chị cũng sa sút trông thấy. Đi khám, bác sĩ cho biết, chị không chỉ bị thiếu dinh dưỡng mà còn chảy máu dạ dày.
Theo Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia thì muốn giảm cân phải có một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.
Điều quan trọng khi có ý định giảm cân là phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc của các chuyên gia dinh dưỡng. Bởi thực tế, các cách thức nhịn ăn, uống dấm hay uống ớt cay đều chưa được y học công nhận. Nếu mục đích là giảm cân thì phải xem bạn có thật sự thừa cân hoặc béo phì không, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp với từng người.
Bởi không phải phương pháp giảm cân nào cũng phù hợp với tất cả mọi người, phương pháp này có thể giúp người này giảm cân nhưng lại không thể phù hợp với người khác.


Chữa viêm loét dạ dày với tác dụng của bắp cải


Bắp cải là món ăn thường nhật trong mùa đông của mỗi gia đình. Ngoài việc là món ăn ngon, rẻ tiền, bắp cải còn có nhiều tác dụng chữa bệnh kỳ diệu đã được khoa học khẳng định.
Có chất ngăn ngừa ung thư
Đặc biệt, trong bắp cải còn chứa nhiều chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyliothiocyante và Indol-33 carbinol. Sulforaphane, chất làm tăng sản xuất các loại enzym, loại bỏ các chất hoạt động tự do, phá huỷ các tế bào gây ung thư. Bắp cải giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư về đường ruột, ung thư phổi và có thể cả ung thư vú.
Thực nghiệm cho biết, các hợp chất đó ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách bắt nó tự huỷ hoặc chặn đứng khả năng di căn. Indola trong bắp cải làm ức chế hoạt động của những chất thụ cảm với sự động dục, là đặc điểm của cơ chế ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tuyền liệt.
Các nhà khoa học của trường Đại học Michigan (Hoa Kỳ) đã kết luận rằng, những phụ nữ ăn 4 – 5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thứ vú. Các công trình nghiên cứu tại Netherland, Anh và Trung Quốc, Balan cũng cho kết quả tương tự.
Giúp chữa bệnh loét dạ dày tá tràng
Nước ép bắp cải được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt trong việc giúp lành vết loét, thành sẹo nhất là loét dạ dày, tá tràng, ruột. Tại Mỹ đã tiến hành một cuộc thí nghiệm cho những người loét dạ dày tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong ba tuần. Sau đó qua nội soi, các chuyên gia đã thấy có sự hình thành một lớp màng nhày có hai chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, họ còn xác định một hoạt chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chỉ có trong bắp cải tươi và hàm lượng cao khi còn tươi xanh. Vì vậy, nếu bạn bị loét dạ dày, tá tràng hãy uống 1/2  cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt.
Làm tăng sắc đẹp
Trong cải bắp chứa nhiều biotin, hay còn gọi là vitamin H, vốn được mệnh danh là “vitamin của sắc đẹp”. Biotin có tác dụng rất tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển của móng tay, tóc; Làm đẹp da và có lợi cho hệ thống thần kinh, tuỷ xương, giúp giảm đau cơ. Vì thế, hãy thường xuyên bổ sung biotin bằng cách ăn rau cải bắp vài lần trong tuần.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng với nghệ và mật ong



Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng với nghệ và mật ong

theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật ong.


Mật ong là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng... với liều 20-50 g/ngày. Mật ong cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật ong giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật ong, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Vì chứa nhiều vitamin nên mật ong thoa lên da sẽ xóa nếp nhăn và có tác dụng dưỡng rất tốt. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axid nên các triệu chứng đau rát mất đi.


Tại Việt Nam, thuốc nghệ mật ong (phối hợp với nhau) đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Họ được dùng mỗi ngày 12 g bột nghệ trộn với 6 g mật ong. Sau 8 tuần, 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng, các vết loét đều lành.

Bệnh dạ dày, nguyên nhân cơ bản gây bệnh


Bệnh dạ dày, nguyên nhân cơ bản gây bệnh Viêm dạ dày thường phát triển khi lớp bảo vệ dạ dày trở nên suy yếu hoặc bị hư hỏng. Một hàng rào dịch nhầy lót bảo vệ các bức tường của dạ dày từ các axit để giúp tiêu hóa thức ăn. Điểm yếu trong hàng rào dịch tiêu hóa tổn thương và viêm niêm mạc dạ dày .
Một số yếu tố có thể góp phần hoặc viêm dạ dày gây ra, bao gồm:
Vi khuẩn lây nhiễm. Số người bị nhiễm Helicobacter pylori có thể trải nghiệm viêm dạ dày - viêm dạ dày mãn tính phổ biến nhất. Một nửa dân số thế giới được cho là bị nhiễm vi khuẩn này, được truyền từ người sang người. Nhưng đa số những người bị nhiễm không gặp bất kỳ biến chứng của nhiễm trùng H. pylori. Ở một số người, H. pylori có thể phá vỡ lớp bảo vệ bên trong của dạ dày, gây ra những thay đổi trong niêm mạc của dạ dày. Lý do tại sao một số người trải nghiệm những biến chứng nhiễm trùng H. pylori và những người khác không là không rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ tin rằng lỗ hổng để vi khuẩn có thể được thừa kế, nó có thể được gây ra bởi sự lựa chọn lối sống, như hút thuốc và mức độ căng thẳng cao.
Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau. Không steroid thuốc chống viêm (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve), có thể gây viêm dạ dày cấp tính và cả viêm dạ dày mãn tính. Sử dụng các loại thuốc này thường xuyên hoặc uống quá nhiều của các loại thuốc này có thể làm giảm một chất quan trọng giúp bảo vệ niêm mạc bảo vệ dạ dày. Vấn đề ít có khả năng phát triển nếu chỉ thỉnh thoảng dùng NSAIDs.
Sử dụng quá nhiều rượu. Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày. Sử dụng rượu quá mức có nhiều khả năng gây viêm dạ dày cấp tính.
Căng thẳng. Stress nặng do phẫu thuật lớn, chấn thương, bỏng hay nhiễm trùng nặng có thể gây ra viêm dạ dày cấp tính.
Trào ngược dịch mật. Mật - một chất giúp tiêu hóa chất béo được sản xuất trong gan  và được lưu trữ trong túi mật. Khi nó được phát hành từ túi mật, mật cho ruột non thông qua một loạt các ống mỏng. Thông thường, một cơ thắt vòng như thế (môn vị) ngăn cản mật chảy vào dạ dày từ ruột non. Nhưng nếu van này hoạt động không đúng, hoặc nếu nó đã bị xoá vì phẫu thuật, mật có thể chảy vào dạ dày, dẫn đến viêm và viêm dạ dày mãn tính.
Cơ thể  tấn công các tế bào trong dạ dày. Được gọi là viêm dạ dày tự miễn, bệnh này hiếm xảy ra khi cơ thể tấn công các tế bào tạo nên niêm mạc dạ dày. Tự miễn dịch viêm dạ dày thường gặp ở người bị rối loạn tự miễn khác, bao gồm bệnh Hashimoto, bệnh Addison và bệnh tiểu đường loại 1. Tự miễn dịch viêm dạ dày cũng có thể được kết hợp với thiếu hụt vitamin B12.
Các bệnh và các điều kiện. Viêm dạ dày có thể được kết hợp với điều kiện y tế khác, bao gồm cả HIV / AIDS, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn một số mô liên kết và suy gan hoặc thận.

Bệnh dạ dày với tác dụng gom độc tố của đu đủ

Nhà thám hiểm Christophe Columbus đã tôn vinh đu đủ là “chúa tể” của các loài quả bởi không chỉ thơm ngon, mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Ngay từ khi phát hiện ra châu Mỹ, nhà thám hiểm lừng danh Christophe Columbus đã tôn vinh đu đủ là “chúa tể” của các loài quả (fruit of the angels) bởi nó có hương vị thơm ngon, dễ ăn và có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Một trong những hợp chất hàng đầu của đu đủ là papain, đây là loại enzyme có lợi cho hệ thống tiêu hóa của con người, hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh.
Tác dụng bảo vệ tim mạch

Theo rất nhiều nghiên cứu đu đủ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch ở những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch, vì đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A.

Bệnh dạ dày với tác dụng gom độc tố của đu đủCác dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng tiểu cầu do quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được. Vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra hợp chất có tên là paraoxonase, hay còn gọi là enzyme, có thể ức chế quá trình oxy hóa tạo ra các cholesterol xấu (LDL).

Ngoài ra, đu đủ còn là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu (cholessterol), riêng acid folic có trong đu đủ có tác dụng làm chuyển hóa homocysteine thành acid amino cần thiết như cysteine hoặc methionine. Nếu không được chuyển hóa thì homocysteine có thể gây phá hủy trực tiếp các mạch máu, thậm chí nếu cao, có thể gây bệnh đau tim hoặc đột quỵ.

Tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa

Từ lâu, khoa học đã nghiên cứu và phát hiện thấy ăn đu đủ có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng. Chất xơ có trong đu đủ có thể “thu gom” các độc tố gây bệnh trong kết tràng và bảo vệ tế bào khỏe mạnh trước nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, trong đu đủ còn có chứa các dưỡng chất như: folate, vitamin C, beta-carotene, vitamin E có tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư kết tràng, đặc biệt là ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương ADN. Vì vậy, tăng cường ăn đu đủ cũng là biện pháp phòng ngừa ung thư kết tràng rất tốt cho mọi người.

Thuốc chống viêm nhiễm

Trong đu đủ có chứa 2 hợp chất quan trọng có tên là papain và chymopapain, đây là 2 loại enzyme tiêu hóa protein hiệu quả, có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương.

Ngoài ra, đu đủ còn có chứa nhiều vitamin C, E và betacarotene nên có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất, bởi vậy những người bị bệnh hen suyễn, thấp khớp thường được bác sĩ kê đơn cho dùng các dưỡng chất nói trên.


Tăng cường sức đề kháng

Vitamin C và A do đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, nhất là nguy cơ phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai…

Ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng

Trên tạp chí Nhãn khoa (AOO) của Hoa Kỳ số ra đầu năm 2009, đã khuyến cáo người ta nên ăn 3 suất rau xanh hoa quả mỗi ngày (mỗi suất tương đương 1 bát nhỏ), sẽ giảm được nhiều nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng có liên quan đến tuổi tác (AMRD). Cụ thể làm giảm được tới 36% nguy cơ so với những người chỉ ăn 1 – 1,5 suất. Loại hoa quả tốt nhất có thể ngăn ngừa bệnh ARMD bao gồm: cà rốt, đu đủ vì đây là loại quả có chứa nhiều vitamin C, A, E, carotenoid, chất chống oxy hóa. Có thể chế biến đu đủ dưới dạng xa lát, nước ép hoặc ăn trực tiếp.

Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Mặc dù sử dụng liều cao vitamin C có thể làm tăng nguy cơ bệnh loãng xương nhưng vitamin C có trong thực phẩm, đặc biệt là trong đu đủ lại có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết luận trên được dựa theo nghiên cứu với hơn 20.000 người sử dụng vitamin C có trong đu đủ và phát hiện thấy có tác dụng rất cao trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm gây đau nhức ở người bệnh.

Tăng cường chức năng phổi

Những người nghiện hút thuốc lá hoặc phải sống trong môi trường có khói thuốc (hút thuốc thụ động) thì nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, trong đó có đu đủ. Nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Kansas (Hoa Kỳ) cho thấy, đây là dưỡng chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phổi và bệnh khí phế thũng (enphysema) do hợp chất carcinogen trong khói thuốc lá và benzopyrene trong khói thuốc lá gây ra, nó làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin A ở con người, nhất là ở nhóm người cao tuổi.

Bệnh dạ dày dễ mắc phải nếu ăn uống không khoa học

Bệnh dạ dày dễ mắc phải nếu ăn uống không khoa học
Ăn uống không khoa học dễ mắc bệnh Đau dạ dày là khái niệm chung để chỉ các bệnh viêm, loét dạ dày cấp và mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân ăn uống không khoa học, ăn quá mặn hay nhiều dầu mỡ, hoặc dùng nhiều đồ cay nóng gây rối loạn tiêu hóa rồi dẫn đến viêm loét dạ dày. Dạ dày và ruột khi tiếp nhận thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều dễ dẫn đến bị viêm, nhất là khi ăn những món quá cay hoặc quá mặn, bụng sẽ có cảm giác rất khó chịu. Nếu biết chọn ăn các loại rau xanh điều trị bệnh viêm dạ dày, ruột thì có thể giúp khắc phục. Cà tím, rau hẹ, củ cải trắng... là những loại rau củ có thể lựa chọn. Cà tím chữa viêm dạ dày Đau dạ dày do nguyên nhân sức ép tâm lý tinh thần là chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống công nghiệp hiện đại. Nếu đau dạ dày mà chỉ dựa vào thuốc để chữa thì đó không phải là cách chữa bệnh lâu dài. Nếu biết sử dụng các món ăn hằng ngày có tác dụng chữa bệnh để cải thiện tình hình bệnh tật thì đó mới chính là biện pháp chạy chữa tận gốc lành mạnh và hiệu quả. Có rất nhiều loại rau có tác dụng chữa đau dạ dày, trong đó những loại rau có màu vàng hầu hết đều chứa nhiều carotein và vitamin mang tính kháng a-xít. Các món chữa bệnh đau dạ dày - Sinh tố sâm cao ly: Sâm cao ly (lấy thân lá) vừa đủ dùng rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành nước sinh tố. Trước khi uống đem đun ấm, ngày dùng 2 lần, có tác dụng giúp giảm đau, lành sẹo vết loét dạ dày, ruột. - Nộm cà, tỏi: Cà tím 1 quả, tỏi, xì dầu, giấm vừa đủ. Cà rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ, chần qua nước sôi. Tỏi đập dập băm nhỏ, cho vào bát cà, tra xì dầu, giấm trộn đều. Cà có giá trị chữa bệnh rất cao, có thể làm cho dạ dày và ruột bớt nhiệt, chữa viêm dạ dày, ruột có hiệu quả. - Canh rau hẹ: Rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ, chần qua nước sôi, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó lấy ra hòa cùng nước sôi uống. - Canh ngô, đậu que: Ngô 50g, đậu que trắng 50g, đu đủ 20g. Rửa sạch các nguyên liệu trên cho vào nồi, đổ nước ninh kỹ lấy nước uống, ngày uống 3 lần với người bị viêm dạ dày cấp tính và mạn tính. - Sinh tố khoai tây: Khoai tây 2 củ gọt vỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ cải thiện có hiệu quả viêm loét dạ dày, ruột, loét hành tá tràng. - Nước sinh tố cải thìa: Cải thìa một nắm nhỏ, đường trắng vừa đủ dùng. Rau cải thìa rửa sạch, cắt đoạn. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, tra đường thành nước sinh tố để dùng chữa viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. - Rượu nho, rau mùi: Rau mùi một nắm to, rượu nho 2 chai. Rau mùi rửa sạch. Cho rau mùi vào bình rượu ngâm, nút kín, 6 ngày sau có thể đem ra uống được, ngày dùng 3 lần, một lần một chén nhỏ, dùng liền trong 3 tháng. Chữa đau dạ dày hoặc yếu dạ. - Bột táo, khoai tây: Táo 100g, khoai tây 100g. Táo và khoai tây đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn. Ngày ăn một lần vào lúc 2 - 3 giờ chiều. Ăn liên tục trong vài tháng có thể khống chế viêm dạ dày và các loại viêm loét đường ruột.

Mắc bệnh dạ dày nên ăn gì

Mắc bệnh dạ dày nên ăn gì Nên ăn gì khi bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày nên ăn thức ăn làm từ bột mỳ, vì những thức ăn này dễ tiêu hóa, làm bão hòa axít trong dạ dày do có chất kiềm
Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.
Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này.
Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.
Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.
Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.


Chế độ ăn cho bệnh dạ dày

Theo lương y Vũ Quốc Trung, y học cổ truyền chia viêm dạ dày ra các thể bệnh khác nhau: tỳ vị hư hàn, tỳ suy vị thấp, vị âm bất túc. Với mỗi thể bệnh có những món ăn thích hợp hỗ trợ điều trị:
ảnh minh họa
1. Tỳ vị hư hàn: Dạ dày đau nhói từng cơn, miệng ợ chua, sắc mặt vàng, nhợt nhạt, mệt nhọc, yếu sức, chân tay không ấm, lưỡi lạt, miệng lở viêm, thì dùng các món:

- Cháo thịt dê đại mạch: Đại mạch 100g, thịt dê 200g, táo 5 trái. Thịt dê, đại mạch, táo rửa sạch. Đổ nước vào nồi, cho thịt dê, táo vào nấu, khi thịt chín vớt ra, cho đại mạch vào nước đó nấu cho nhừ. Đem thịt dê thái nhỏ, bỏ vào canh đó, nêm nếm gia vị.

- Cháo lách heo, đảng sâm: Lá lách heo 150g, đảng sâm 15g, vỏ quýt 6g, gạo tẻ 50g, gừng 3 miếng, hành 5 cây. Rửa sạch lách heo, cắt nhỏ; hành, vỏ quýt rửa sạch, thái nhỏ; gừng thái sợi. Cho gạo, đảng sâm vào nấu, khi sôi cho vỏ quýt vào, nấu nhỏ lửa, khi gạo đã nhừ cho lách heo, gừng, hành vào, sôi một lát, nêm gia vị vừa ăn.

- Canh lươn nấu đảng sâm: Lươn 1 con to, đảng sâm 15g, vỏ quýt 15g, táo tàu đỏ 5 trái, mấy lát gừng. Lươn làm sạch, bỏ ruột, cắt khúc. Đảng sâm, táo tàu bỏ hột. Vỏ quýt rửa sạch cho vào nồi cùng nước vừa đủ, nấu sôi rồi nhỏ lửa hầm các nguyên liệu hơn 1 giờ, nêm nếm gia vị vừa ăn.

2. Tỳ suy vị thấp: Bụng chướng, ăn ít, ngực tức khó chịu, buồn nôn, đại tiện lỏng sống, lưỡi trắng nhợt, thì dùng các món:

- Bao tử heo nấu sa nhân: Bao tử heo 300g, sa nhân 10g, ớt, tiêu bột, hành, gừng. Lộn bao tử heo ra, rửa thật sạch, sa nhân rửa sạch giã nát, gừng thái mỏng. Cho sa nhân vào trong bao tử heo, bắc chảo đổ dầu rán qua cho thơm, rồi cho nước vào nấu các nguyên liệu. Cuối cùng rắc tiêu, ớt, hành, bắc ra, lấy bã sa nhân ra, bao tử thái miếng nhỏ để dùng.

- Canh cá diếc, đậu khấu: Cá diếc 1 con, đậu khấu 6g, vỏ quýt 3g, hồ tiêu 3g, gừng 4 miếng. Cá bỏ ruột, làm sạch, đậu khấu rửa sạch, giã nát, rồi nhét vào bụng cá, bỏ vào nồi cùng vỏ quýt, tiêu, gừng, gia vị. Cho nước đun đến sôi, rồi hạ nhỏ lửa hầm khoảng 1 giờ.

- Cháo sâm, kỳ, ý: Đảng sâm 12g, hoàng kỳ 20g, ý dĩ 60g, táo tàu đỏ 4 trái, gạo tẻ 60g. Gạo vo sạch, đổ nước cùng các vị trên rửa sạch, nấu cháo.

3. Vị âm bất túc: Dạ dày đau nhói từng cơn, hoặc thấy nóng ruột cồn cào, kém ăn, sau khi ăn bụng căng trướng, miệng khô muốn uống nước hoài, chân tay nóng, mất ngủ, thì dùng:

- Canh thịt nạc heo nấu bạch cúc: Thịt nạc 250g, bạch cúc 12g, táo tàu 4 trái. Thịt nạc rửa sạch, thái nhỏ, các vị thuốc rửa sạch, tất cả bỏ vào nồi, đổ nước hầm trong 1 tiếng rưỡi. Nêm nếm gia vị vừa ăn.

- Gà hầm thái tử sâm: Thịt gà 100g, thái tử sâm 20g, hoài sơn 20g, gừng 3 miếng. Thịt gà bỏ mỡ, cắt nhỏ. Thái tử sâm, gừng, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, hầm cách thủy hơn 1 giờ, nêm nếm gia vị.

(Lưu ý: Người bị viêm dạ dày mạn tính nên ăn các món mềm, dễ tiêu hóa; hạn chế món ăn sống, lạnh, cứng, các món chiên, xào, nhiều mỡ, rượu, trà đặc...; ăn uống điều độ, đúng giờ).

Dạ dày khỏe mạnh bằng cách giảm stress

Dạ dày khỏe mạnh bằng cách giảm stressĐau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày.
Vì sao đau dạ dày?
Thức ăn sau khi ăn, được nhai nát ở miệng, đưa xuống dạ dày. Dạ dày tiếp tục xử lý thức ăn thành những chất dễ hấp thu hơn bằng cách tiết ra nhiều acid và men tiêu hóa để phân hủy thức ăn thành những chất dễ hấp thu vào cơ thể.
Các acid và men này cũng gây hại cho chính bản thân dạ dày nhưng dạ dày còn tiết ra chất nhầy, có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các acid và men. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 quá trình này nên dạ dày không bị tổn hại.
Trong thực tế, có nhiều yếu tố gây ra viêm loét dạ dày, như: Nhiễm vi trùng (có tên là Helicobacter Pylori), dùng thường xuyên thuốc kháng viêm giảm đau trị đau nhức khớp, ăn uống không điều độ, cuộc sống căng thẳng, thường xuyên bị stress.
Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm dạ dày mãn, loét dạ dày. Các thống kê về y học cũng ghi nhận người cao tuổi dễ bị loét dạ dày hơn người trẻ, người hút thuốc lá dễ bị loét dạ dày hơn người không hút thuốc lá.
Trong số những người bị loét dạ dày, có đến 80% là do vi khuẩn Helicobacter Pylori và có khoảng 25% người đã bị nhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưa bị loét dạ dày.
Cho đến khi có những yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều thì vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tăng độc tính và gây viêm loét dạ dày.
Dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên là nguyên nhân thứ nhì gây viêm loét dạ dày. Tất cả thuốc này đều làm giảm chất bảo vệ dạ dày là prostagladine.
Tránh thức ăn chua, cay
Việc điều trị viêm hay loét dạ dày là tương đối khả quan nhưng phòng ngừa mới là điều cần lưu ý. Để phòng ngừa, bạn cần lưu ý tránh ăn thức ăn chua, cay, ăn uống đúng giờ; tránh stress, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống...; không dùng các loại thuốc kháng viêm giảm đau khi không có chỉ định của bác sĩ. Trong giai đoạn đau nhiều nên ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, xúp...
Có khoảng 15% người dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên trên 3 tháng sẽ bị loét dạ dày. 50%-80% người phải nhập viện vì loét dạ dày đã có dùng thuốc kháng viêm giảm đau. Nếu dùng thuốc kháng viêm giảm đau liên tục trên một năm thì có thể chảy máu dạ dày.
Các biểu hiện
Khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã có thể nghĩ đến đau dạ dày và nên đến bác sĩ để xác định chính xác: Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 giờ, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc; đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hòa acid; nôn hoặc buồn nôn; ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 giờ; sụt cân, mệt mỏi.
Biến chứng và khả năng điều trị
Viêm dạ dày mãn và loét dạ dày sẽ gây ra các biến chứng sau đây: Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi...
Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng); thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp... Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng); ung thư dạ dày.
Lưu ý ở người cao tuổi, các biểu hiện đau bụng đôi khi rất mơ hồ nên dễ bị bỏ qua bệnh. Hậu quả là bệnh chỉ được phát hiện khi có các biến chứng xuất huyết dạ dày, chóng mặt do thiếu máu...

Trị bệnh dạ dày qua chế độ ăn uống


Thói quen ăn uống có tác động rất nhiều đến bệnh dạ dày. Vì vậy cần tạo thói quen ăn uống khoa học ngay từ khi còn nhỏ.

Trong ăn uống, chúng ta cần phải ăn chín uống sôi,ăn nhữngthực phẩm đã được rửa sạch (đặc biệt là rau sống).

Tránh bỏ bữa, ăn nhanh, nuốt vội, nhai không kỹ, ăn các thực phẩm làm kích thích dạ dày như quá cay, chua, nóng, ăn các món chiên xào có quá nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, uống rượu bia và các thức uống có cồn, uống nước có ga, uống nhiều cà phê hoặc các thức uống khác có nhiều caffein, ăn quá no vào bữa tối và gần giờ đi ngủ.

Tránh dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn, và tránh căng thẳng.

Khi điều trị bệnh đau dạ dày cần phải thay đổi các thói quen không tốt này để tăng hiệu quả điều trị.

Viêm dạ dày với các dạng thể đặc biệt

Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm dạ dày, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến những trường hợp viêm dạ dày đặc biệt, ít nhận được sự quan tâm đúng mức của thầy thuốc cũng như bệnh nhân.
Viêm dạ dày ái toan
Có đặc tính là sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan vào thành dạ dày và ruột non, thường phối hợp với tăng bạch cầu ái toan trong máu.
Nguyên nhân của loại viêm dạ dày này vẫn còn chưa biết, tuy nhiên, người ta đang nghĩ nhiều đến căn nguyên dị ứng.
Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào vùng bị thâm nhiễm. Nếu thâm nhiễm niêm mạc thường gây ra thoát protein gọi là bệnh viêm dạ dày ruột xuất tiết. Nó cũng có thể gây ra hội chứng kém hấp thu và xuất huyết.
Viêm dạ dày với các dạng thể đặc biệt
Nếu thâm nhiễm lớp cơ sẽ gây ra đau và nôn mửa. Nếu tổn thương lan đến thanh mạc sẽ gây ra cổ trướng, nhiều lúc số lượng rất nhiều và có nhiều bạch cầu ái toan trong dịch cổ trướng.
Điều trị hiện nay chủ yếu dùng corticoid.
Viêm dạ dày dạng thủy đậu
Đây là một thể đặc biệt của viêm dạ dày trong đó niêm mạc rải rác có các nốt như hình lỗ rốn, có hình bầu giác (Ventouse de poulpe), thường có loét ở đỉnh của các nốt này. Các nốt này có thể thấy được bằng phim baryt hoặc bằng nội soi. Trong bệnh này có sự gia tăng đáng kể của IgE nên gợi ý cho nguyên nhân miễn dịch và điều trị đáp ứng tốt với cromoglycat liều 80-160mg/ngày.
Viêm dạ dày u hạt
Bệnh u hạt dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số là do nhiễm ký sinh trùng, lao và giang mai. Một số khác là tổn thương khu trú của Crohn, bệnh Sarcoid hoặc bệnh u hạt mạn. Sau cùng là do chính nguyên nhân dạ dày nhưng chưa xếp loại được.
Lao dạ dày
Lao dạ dày là rất hiếm. Lây nhiễm qua đường máu hoặc đường bạch huyết hoặc do lan tỏa củ lao hạch. Tổn thương thường gặp nhất là loét không đáp ứng với điều trị và rất dễ nhầm với ung thư. Điều trị kháng lao với 3 hoặc 4 thuốc thường đáp ứng tốt. Trong trường hợp chít hẹp cần phẫu thuật tạo hình.
Bệnh Crohn
Thể khu trú ở dạ dày gặp trong 1-5% trường hợp. Tổn thương thường nằm ở vùng hang - môn vị và lan đến tá tràng. Niêm mạc bị thương tổn tương tự như ở ruột non bao gồm loét dạng áp tơ, có nốt, loét không đều và lòng thường bị hẹp lại. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ, các triệu chứng thường gặp là đau, nôn mửa, chán ăn và đôi khi ảnh hưởng nặng nề đến toàn trạng. Điều trị chủ yếu là dựa vào salazosulfapyridin và corticoid. Ngoài ra cần phối hợp với kháng tiết và băng niêm mạc, trung hòa toan. Trong trường hợp rò hoặc chít hẹp thì cần phải phẫu thuật.
Viêm dạ dày thể giả u lympho
Là một loại phì đại dạng lympho ở niêm mạc và hạ niêm mạc dạ dày, đôi khi có thể lan ra toàn bộ thành dạ dày. Nguyên nhân bất thường vẫn chưa biết, có thể đây là một kiểu phản ứng bất thường trong loét dạ dày. Nội soi và phim dạ dày cho hình ảnh loét được bao bọc chung quanh bởi các nếp niêm mạc phì đại tựa lên trên một cái đế dày như trong u. Chẩn đoán xác định cần dựa trên sinh thiết với tế bào mang đặc trưng đa dòng thâm nhiễm lympho bào khác với thể giả u lympho trong bệnh u lympho (lymphoma).
Bệnh Ménétrier còn gọi là bệnh viêm dạ dày niêm mạc khổng lồ
Đây là một bệnh viêm dạ dày ở người lớn hiếm gặp, có đặc tính là phì đại lớp biểu mô dạ dày phối hợp với mất protein vào dạ dày còn gọi là viêm dạ dày ruột xuất tiết. Cần phân biệt với phì đại niêm mạc do Hội chứng Zollinger – Ellison hoặc một số viêm dạ dày nông hoặc teo gây ra sự phì đại các nếp niêm mạc do phù nề và thâm nhiễm tế bào viêm. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn là phụ nữ. Các triệu chứng thường gặp là đau sau khi ăn, nôn ra chất nhầy, gầy sút và phù do giảm protein máu.
Trong bệnh Ménétrier có thể có lui bệnh một cách tự nhiên khoảng 10% nhưng cũng có thể phát triển thành ung thư. Hiện nay vẫn chưa có điều trị đặc hiệu.

Bệnh dạ dày với 5 thói quen nguy hiểm

Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé.
1. Ăn trước khi ngủ
Bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, hoa quả… cũng có thể làm hỏng dạ dày. Vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
2. Ăn không đúng bữa
Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.
3. Lạm dụng thuốc giảm đau
Chúng ta thường có thói quen viện tới thuốc giảm đau ngay cả khi chỉ là những cơn đau đơn thuần như đau đầu, đau cơ, đau khớp… mà không hề biết rằng thuốc giảm đau gây tác hại không nhỏ cho dạ dày.
Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào.
Do vậy, nếu cơn đau không thực sự nghiêm trọng, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi có sự tư vấn của các bác sỹ.
4. Hút thuốc quá nhiều
Thuốc lá, ngoài việc gây ra những tổn thương cho phổi và các cơ quan hô hấp, thuốc lá còn gây ra những di chứng nặng nề cho dạ dày. Thành phần các chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
5. Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh thường gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì khi lượng thức ăn được “nạp” vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày nếu điều trị sớm có thể trị dứt điểm

Đau dạ dày có thể phòng tránh và điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nếu bệnh có chiều hướng xấu, ảnh hưởng nặng tới sức khỏe hoặc chuyển qua ung thư thì rất khó điều trị.
Bệnh dạ dày là cách gọi chung của các bệnh về dạ dày thường gặp trên lâm sàng bao gồm viêm dạ dày cấp tính, mạn tính, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày... Các trường hợp viêm, loét dạ dày - tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến những biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là chảy máu do ổ loét ăn sâu đến lớp dưới niêm mạc, gây thủng các mạch máu. Chảy máu rả rích hoặc ồ ạt gây mất máu nặng, tụt huyết áp và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Đau dạ dày có thể điều trị dứt điểm

Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hay đi tiêu phân có màu đen như nhựa đường, mùi rất hôi tanh. Nếu ổ loét tiếp tục ăn sâu xuyên thành dạ dày có thể gây thủng dạ dày. Lúc đó, bệnh nhân bị đau bụng dữ dội giống như bị ai đâm vào bụng, bụng gồng cứng rất đau khi cử động. Đây là tình trạng viêm màng bụng cấp tính, nếu không được mổ khẩn cấp, có thể đe dọa đến tính mạng. Lâu dần ổ loét có thể lành nhưng tạo nên những vết sẹo gây co rút làm biến dạng dạ dày.
Nếu vị trí sẹo nằm gần lỗ môn vị có thể gây hẹp môn vị làm cho thức ăn không đi xuống được tá tràng nên bệnh nhân bị nôn ói, suy dinh dưỡng… Nguy hiểm hơn, ổ loét có thể chuyển thành ung thư, đặc biệt hay gặp ở vị trí bờ cong nhỏ của dạ dày. Ổ loét ở tá tràng ít nguy cơ chuyển thành ác tính (ung thư).
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày là do thói quen ăn uống không đúng bữa, và không đúng giờ, để quá no hoặc quá đói hoặc ăn đồ ăn quá chua, cay, nóng. Đặc biệt đối với những đối tượng lao động trí óc, khả năng mắc bệnh dạ dày cũng cao hơn do áp lực công việc, thời gian, hoặc căng thẳng trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, môi trường không trong sạch, vệ sinh kém chính là điều kiện để vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) phát triển. Đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh đau dạ dày được lây nhiễm qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với nước bọt. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như rượu bia, thuốc lá, các thuốc kháng viêm, thuốc chống đau nhức…
Việc điều trị bệnh dạ dày ngoài uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, theo chỉ dẫn của bác sĩ thì ý thức người bệnh rất quan trọng. Để thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày không phải dễ dàng do đó nhiều bệnh nhân thường hay cảm thấy chán nản khi bệnh bị kéo dài quá lâu. Bên cạnh đó, tinh thần lạc quan thoải mái không căng thẳng quá mức cũng là điều kiện để bệnh mau thuyên giảm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân nóng vội, muốn thấy kết quả sớm hoặc thói quen sinh hoạt chưa hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày.
Kremil-S có tác dụng chống nóng rát dạ dày, chống đầy hơi, giảm co thắt.
Kremil-S có tác dụng chống nóng rát dạ dày, chống đầy hơi, giảm co thắt.
Để phòng bệnh dạ dày bạn nên giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng thần kinh, tránh sợ hãi. Những người hay căng thẳng quá mức sẽ dẫn đến khả năng mắc bệnh dạ dày cao hơn với người khác. Do đó, bạn phải giữ trạng thái tinh thần, tình cảm cân bằng, không ăn khi mệt mỏi và căng thẳng. Ngoài ra, bạn cần ăn uống điều độ như ăn đúng bữa, đúng giờ, tránh ăn vặt và nhai kỹ trước khi nuốt. Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng là cách phòng bệnh hiệu quả. Khi thấy những biểu hiện thường gặp như đau thượng vị, ợ nóng, ợ chua, mau no, ăn không tiêu… bạn cần phải nhanh chóng điều trị kịp thời để tránh những ảnh hưởng về sau. Việc chữa trị có thể sử dụng thuốc Tây Y hoặc Đông Y.
Kremil-S kết hợp cả hai gốc muối Magnê và nhôm có khả năng trung hòa, hạn chế tác dụng phụ và điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày.