Viêm niêm mạc dạ dày cấp

I. Định nghĩa viêm niêm mạc dạ dày
Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc hóa chất, nhiễm khuẩn (vi khuẩn HP), các rối loạn miễn dịch…
Viêm niêm mạc dạ dày cấp

Viêm niêm mạc dạ dày được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính.
1. Định nghĩa
Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.
2. Nguyên nhân
Các yếu tố làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày đồng thời làm giảm sản xuất các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày ( dịch nhày bao phủ, pepsin…), giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày, do đó làm cho chất acid ứ đọng trong lòng dạ dày dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày:
- Thuốc: Aspirin, thuốc kháng viêm không có steroid, corticoid…
- Thức ăn: thức ăn cay nóng, gây dị ứng…
- Hóa chất: Rượu, thuốc lá, ngộ độc thuốc trừ sâu, acid…
- Vi khuẩn, vi rus: trong thức ăn hoặc thường gặp nhất là HP (Helicobacter pylori)
- Stress, tia xạ…
3. Triệu chứng
Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính có thể không có triệu chứng gì nếu bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể đau bụng, nhiều nhất là vùng thượng vị, đầy chướng bụng, khó tiêu ăn mất ngon, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn. Nặng hơn nữa (viêm có loét chảy máu) có thể nôn ra máu và đi cầu ra phân đen.
Tùy theo tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể được cho làm một số xét nghiệm: công thức máu, xét nghiệm phân… Quan trọng và có ý nghĩa nhất là Nội soi dạ dày và sinh thiết niêm mạc dạ dày vùng nghi ngờ có tổn thương
4. Nguyên tắc điều trị
* Không dùng thuốc
- Hạn chế thức ăn kích thích dạ dày: rượu, thuốc lá, cafe, chè, đồ uống có ga, đồ ăn cay nóng…
- Chia làm nhiều bữa trong ngày, ăn nhẹ, thức ăn lỏng mềm, đủ dinh dưỡng
- Thể dục thể thao điều độ, ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tránh căng thẳng stress, không thức quá khuya…
- Hạn chế dùng thuốc đã kể trên
* Dùng thuốc
- Giảm tiết acid dịch vị dạ dày,
- Bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Diệt vi khuẩn
- Giảm đau, chống co thắt
5. Tiến triển, biến chứng
Nếu chế độ điều trị tốt, hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày cấp cải thiện rất nhanh.
Nếu điều trị không tốt, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều do chảy máu rỉ rả, hay bệnh có thể diễn tiến sang viêm dạ dày mạn tính.
III. Viêm dạ dày mạn tính
1. Định nghĩa
Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng tổn thương có tính chất kéo dài và tiến triển chậm không đặc hiệu, có thể lan toả hoặc khu trú tại một vùng của dạ dày (hang vị, môn vị, tâm vị, hoặc viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày).
Lúc đầu là viêm phì đại, về sau là viêm teo, thường là thoái hóa teo đét các tế bào tuyến.
2. Nguyên nhân
- Sự kích thích lâu ngày của các thuốc kháng viêm không phải steroid, corticoid…
- Tình trạng nhiễm vi khuẩn H. pylori,
- Thiếu máu ác tính (còn gọi là thiếu máu tế bào khổng lồ hay thiếu hấp thu vitamin B12, một loại bệnh tự miễn),
- Thoái hóa của lớp niêm mạc dạ dày theo tuổi,
- Trào ngược dịch mật mạn tính.
- Thói quen ăn uống: Nuốt nhiều, nhanh, nhai không kỹ, bữa ăn không đúng giờ giấc, Ăn nhiều thức ăn có nhiễm chất các hoá học dùng trong nông nghiệp và kỹ nghệ thực phẩm, Ăn nhiều gia vị ( chua, cay ), uống cà phê đặc, uống rượu, hút thuốc lá lâu ngày sẽ tác động có hại cho niên mạc dạ dày và gây bệnh.
- Các yếu tố hóa – lý ( phóng xạ, quang tuyến ), một số thuốc nhuận tràng dùng kéo dài, các thuốc bột kiềm gây trung hoà dịch vị quá mức sẽ dẫn tới phản ứng đột biến tăng tiết a xít HCL làm tổn thýõng niêm mạc dạ dày.
- Suy dinh dưỡng: thiếu Fe, thiếu B12, thiếu a xít folic, vitamin C, vitamin PP, thiếu protein.
- Rối loạn nội tiết : trong suy yếu tuyến yên, bệnh Hashimoto, thiểu năng cận giáp, bệnhAddison, tiểu đường…
- Dị ứng: Một số bệnh ngoài da ( mày đay, eczema, licben…) hoặc do ăn uống
- Yếu tố miễn dịch: mới đây phát hiện thấy có các kháng thể kháng tế bào thành, kháng yếu tố nội sinh (chỉ thấy trong bệnh Biermer ), song cõ chế bệnh lý chưa rõ.
- Các rối loạn tâm lý rối loạn thần kinh thực vật, có thể gây nên viêm dạ dày và rối loạn tiêu hoá.
- Yếu tố di truyền: thấy rõ hơn cả trong bệnh Biermer (Hấp thu B12 kém )
3. Triệu chứng
- Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường.
- Nóng rát vùng thượng vị : xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ sau ăn uống một số thứ như : bia, rýợu, vang trắng, gia vị cay, chua hoặc ngọt. Sau ăn mỡ xuất hiện nóng rát có thể là do trào ngược dịch mật vào dạ dày. Có một số trường hợp nóng rát xuất hiện muộn sau bữa ăn.
- Đau vùng thượng vị : Không đau dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau ăn.
- Toàn trạng bệnh nhân có thể gầy đi một chút ít, da khô tróc vẩy, có vết ấn của răng trên rìa lưỡi, lở loét, chảy máu lợi, Lưỡi rêu trắng.

4. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị các nguyên nhân nếu có,
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích bài tiết nhầy
- Duy trì tái sinh niêm mạc, Cải thiện tuần hoàn niêm mạc
- Điều trị chống vi khuẩn H. pylori.
- Chống co thắt,
- Chống stress
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý, tránh loại thức ăn nhiều chất xơ, quá nóng, qua lạnh, cứng rắn. Kiêng các chất cay, chua, mỡ rán, rượu, cà phê, thuốc lá.
5. Tiến triển biến chứng
Viêm dạ dày mạn tiến triển từ từ, hình thái niêm mạc thay đổi dần dần từ viêm phì đại đến viêm teo (thể teo đơn thuần, thể teo có loạn sản) có thể gây ra một số biến chứng như: Ung thư dạ dày, Xuất huyết tiêu hoá, Viêm quanh dạ dày, tá tràng, Viêm túi mật mạn, viêm tụy mạn.
Theo Bác Sĩ Dạ Dày

0 nhận xét: